Nỗi buồn muôn thuở của Hiroshima

Tôi đi xe lửa từ  Koya-san thiêng liêng, qua Osaka hỗn loạn và nhộn nhịp, đến thành phố buồn Hiroshima. Máy bay ném bom B-29 của Mỹ, Enola Gay, đã thả quả bom nguyên tử xuống Hiroshima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945.

Trước hết, tôi đến thăm Mái vòm Bom Nguyên tử nằm bên bờ sông. Tàn tích này là tất cả những gì còn sót lại của Phòng xúc tiến công nghiệp tỉnh Hiroshima, nơi cách tâm điểm vụ nổ 160m. Tất cả những người có mặt bên trong tòa nhà bị giết chết ngay lập tức. Aioi-bashi là cây cầu hình chữ "T" bắc qua hai con sông Honkawa và Motoyasu, là mục tiêu hiển hiện của quả bom. Một cách phi thường, mặc dù bị giật qua giật lại, cây cầu đã không sụp xuống, và sau khi được tu bổ, cây cầu vẫn tiếp tục được sử dụng, cho đến khi được thay thế vào năm 1983. Tôi đi qua phần phía đông của cây cầu và đi dọc sông Honkawa đến Công viên Tưởng niệm. Nơi đây thật vắng lặng, chỉ có vài người đang thể hiện lòng tôn kính của mình. Ở bên bờ đối diện với mái vòm là Đồng hồ Hoà bình, được quyên tặng bởi Câu lạc bộ Sư tử Quốc tế. Vào 8 giờ 15 phút mỗi buổi sáng, chuông đồng hồ ngân vang, nguyện cầu cho nền hoà bình vĩnh cửu. Xa hơn nữa là Đồi Tưởng niệm Bom Nguyên tử. Những thanh thiếu niên địa phương trượt ván dọc lối đi trước khu đồi như thể đây chỉ là một công viên thành phố bình thường.

Ở trung tâm công viên là Tượng đài hoà bình của trẻ em. Tại đây, có hàng dãy hạc giấy được đặt trong hộp bảo vệ vòng quanh tượng đài. Sadako Sasaki chỉ 10 tuổi khi cô bé được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu do phơi nhiễm bởi phóng xạ từ vụ nổ bom nguyên tử lúc mới 2 tuổi. Cô bé đã tin rằng nếu mình có thể gấp đủ một nghìn con hạc giấy thì sẽ có thể phục hồi. Nhưng, đau lòng thay, cô bé đã qua đời khi chỉ gấp được 664 con hạc. Những người bạn học đã quyết định gấp nốt số hạc giấy còn lại để tưởng nhớ cô bạn của mình và vì thế, ngày nay, những con hạc giấy đã trở thành một biểu tượng cho hi vọng, sự trường thọ và hạnh phúc ở công viên này.

Ở bên kia đường, có một ngọn lửa vĩnh cửu và Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh. Tôi không muốn bước vào nơi đó. Tuy công viên này không đau buồn như tôi tưởng, nhưng nó cũng chẳng phải một nơi dễ chịu gì. Sao lại như vậy? Công viên sạch sẽ và gọn gàng nhưng không ai nấn ná ở lại hay tản bộ ở đây như khi họ ở những công viên thành phố khác.

Tôi được kể nghe rằng thành phố này đã tự tái xây dựng thành một đô thị hiện đại với hơn một triệu dân cư, nổi tiếng với phương ngữ đặc trưng, những món ăn địa phương khác biệt, với sự kết hợp đa dạng giữa những chiếc xe điện cũ và mới với nhau. Những chiếc xe điện cũ biểu tượng cho nơi đây được gọi là chinchin densha ( đừng nhầm lẫn với một từ tiếng lóng tiếng Nhật nghe cũng tương tự ). Nhưng hôm nay, tôi không thể nhìn thấy hình bóng của di sản này, chỉ thấy một nỗi buồn tràn ngập không gian.

Đương nhiên là có vô vàn giả thuyết về lý do tại sao Hiroshima lại bị chọn làm nơi bị huỷ diệt. Một câu chuyện cho rằng Kyoto thật ra nằm ở vị trí đầu trong danh sách những thành phố mà Mỹ chọn làm mục tiêu cho quả bom nguyên tử. Một giả thuyết thì cho rằng, đơn giản là vì thời tiết vào ngày định mệnh đó đã ngăn Kyoto trở thành mục tiêu và nó được chuyển thành Hiroshima. Một giả thuyết nghe có vẻ hấp dẫn hơn thì, tuy nhiên, là một câu chuyện liên quan đến Henry Stimson, Bộ trưởng Chiến tranh Hòa Kỳ vào thời điểm đó. Người ta kể rằng, ông ta thật sự đã đến thăm Kyoto trước khi chiến tranh nổ ra và, đi ngược lại mọi nguyên tắc, gạch tên Kyoto khỏi danh sách những nơi có khả năng là mục tiêu cho vụ ném bom và vì thế, số phận của Hiroshima đã bị định đoạt. Sau đó, khi chiến tranh kết thúc, Stimson trở lại Kyoto để hưởng tuần trăng mật.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.