14/09/2019
16/09/2019

Lễ hội Ishioka, Ibaraki 2019

Sắc màu địa phương và lịch sử hàng trăm năm

Nơi đến: Ishioka Khi: 14/09/2019 - 16/09/2019

Một trong ba lễ hội lớn nhất ở phía đông Nhật Bản được tổ chức thường niên vào tháng 9 tại thành phố Ishioka, tỉnh Ibaraki. Lễ hội thường diễn ra vào ba ngày cuối tuần thứ 6, thứ 7 và chủ nhật. Ngập tràn cả ngày và đêm trong suốt ba ngày này là các hoạt động vui chơi và lịch sử nhằm tôn vinh một truyền thống lâu đời hơn hầu hết các quốc gia khác.

Tôi đã rất may mắn khi có cơ hội tham gia một ngày trong lễ hội và thậm chí còn may mắn hơn khi có một người dân địa phương trước đây làm hướng dẫn viên. Ông Nakajima đã dành một chút thời gian trong lịch trình cuối tuần bận rộn của mình để đưa chúng tôi tham quan các địa danh lịch sử của thành phố, đan xen giữa các sự kiện lịch sử với hồi tưởng cá nhân để bổ sung thêm chi tiết về các địa điểm tham quan, đồng thời đưa ra quan điểm của người trong cuộc về các hoạt động trong lễ hội.

Theo ông Nakajima, thành phố Ishioka có từ hơn 1400 năm trước dưới thời Nara trong lịch sử Nhật Bản và từng là thủ phủ của tỉnh Hitachi dưới chính quyền hoàng gia lúc bấy giờ. Lễ hội bắt nguồn từ chính quyền tỉnh này, có từ 400 năm trước vào đầu thời kì Edo.

Vào thời điểm đó, thống đốc địa phương được chọn từ Tokyo và bổ nhiệm đến Ishioka nơi có truyền thống đó là cúi đầu tỏ lòng tôn kính trước tất cả các vị thần Shinto địa phương với hy vọng có một nhiệm kỳ thành công. Tuy nhiên, số lượng các vị thần địa phương khá nhiều và các ngôi đền được bố trí cách xa nhau, vì vậy để không phải tốn sức, một trong các thống đốc sẽ phải tập hợp tất cả các vị thần địa phương lại và ủy thác xây dựng một ngôi đền chung thờ tất cả. Đền Hitachi Soshagu này đã trở thành tâm điểm của lễ hội. Mỗi năm một lần, mọi người tôn vinh các vị thần bằng cách chuyển họ từ ngôi đền ban đầu vào trong một đền thờ di động, sau đó diễu hành quanh thành phố cùng những người tham gia lễ hội và đặt ngôi đền di động tại một trong 16 ô phố trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Mỗi ô phố chuẩn bị một chiếc kiệu riêng; đó là một tòa tháp lớn bằng gỗ mạ đồng và phủ vải màu rực rỡ, với không gian phía dưới dành cho các nhạc sỹ và vũ công. Trên đỉnh kiệu là pho tượng đại diện cho ô phố đó, bên cạnh có một vài người dân địa phương ngồi dùng những chiếc gậy để tránh dây điện và biển báo.

Ngoài những chiếc kiệu đặt tượng này, mỗi ô phố còn có một chiếc kiệu múa lân nhỏ hơn. Sát mặt đất hơn và có hình dạng giống chiếc xe bò bằng gỗ có mái che, mặt trước của kiệu được nối với vũ công đeo mặt nạ sư tử với tấm vải sọc hai màu. Trong khi người vũ công quằn quại và nhảy nhót đầy thích thú, bắt chước quyền uy và vẻ uyển chuyển của con vật thì phía sau kiệu là rất nhiều trẻ em địa phương hát đồng thanh theo điệu nhạc từ chiếc kiệu.

Vào ngày thứ 2 của lễ hội, môn võ sumo quốc gia được trình diễn trước đền Hitachi Soshagu như một lễ vật dâng lên các vị thần, sau đó việc chuyển vật tượng trưng cho các vị thần vào đền thờ di động sẽ được tiến hành. Là một thực thể linh thiêng nên người bình thường không được phép xem vật tượng trưng đó, vì vậy nó được phủ bằng vải trắng và chỉ được chuyển đi bởi các thầy tu được lựa chọn đặc biệt. Khi nằm an toàn trong đền đi động, vật tượng trưng này sẽ được đưa đi bởi hàng chục người dân được lựa chọn đặc biệt. Ngôi đền nặng hơn 1 tấn và được đỡ trên lưng và vai của người khiêng bằng những chiếc gậy gỗ dài khi diễu hành qua đường phố để tới ô phố được chọn vào năm đó và sẽ được trưng bày tại đây cho những người thờ cúng.

Khi trời tối dần, ánh đèn tại các quầy đồ ăn dọc trên phố cũng dần sáng hơn. Đám đông trước đó sẽ tỏa ra và bao quanh những chiếc kiệu diễu hành. Mùi của bánh castella và okonomiyaki lan tỏa khắp không gian; tiếng trống và sáo vang vọng khắp cơ thể như nhịp tim và hơi thở, và năng lượng của lễ hội ngày một tăng lên. Trên những chiếc kiệu, các vũ công truyền thống thực hiện nhiệm vụ khi đeo mặt nạ và mặc trang phục rực rỡ, biểu diễn với quạt hoặc tay áo kimono dài. Thanh niên và phụ nữ hô vang đúng lúc khi họ kéo kiệu bằng những chiếc dây gai dầu dài to như cánh tay, và các gia đình lũ lượt đi qua mang theo rất nhiều đồ ăn ngon.

Từ sáng sớm, những chiếc kiệu múa lân đã tập trung thành một hàng về phía nhà ga, và nhờ những người bạn của ông Nakajima mà chúng tôi có cơ hội chạm vào mặt nạ sư tử của các vũ công đang chờ đợi kiên nhẫn. Theo truyền thuyết địa phương, chạm vào mặt nạ sư tử sẽ mang lại may mắn; nhưng tốt hơn là vẫn để sư tử xoa vào đầu hoặc cánh tay của bạn để mang đến một năm dồi dào sức khỏe và thịnh vượng.

Dù tôi có tham gia các lễ hội khác ở Nhật trước đó nhưng đây là lần đầu tiên tôi có thể nhìn gần đến vậy và thậm chí có cơ hội trải nghiệm văn hóa lịch sử. Lễ hội Ishioka không chỉ tự hào với một truyền thống lâu đời mà còn là sự ấm áp và thân thiện của người dân địa phương và là một cách tuyệt vời để trải qua một cuối tuần dài. Hy vọng gặp bạn vào năm sau!

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.