Người ăn chay Nhật Bản

Một câu chuyện lịch sử ngắn gọn

Có thể bạn đang đoán rằng tại sao một đất nước có mối liên quan mật thiết đến Phật giáo lại lưu tâm đến ăn chay như một điều lạ thường. Tài liệu lịch sử về cuộc sống ban đầu của Nhật Bản mô tả cách con người săn bắn để tồn tại, và những người tổ tiên cai trị xưa thích săn bắn như một môn thể thao. Sau công nguyên, năm 538, Hoàng đế Nhật Bản Kimmei biết đến Phật giáo qua những người cai trị Baekje, một vương quốc của Hàn Quốc. Sau đó, đã diễn ra một cuộc tranh luận lớn và thảo luận về việc có nên hay không chấp nhận tôn giáo nước ngoài, căn cứ vào các tín ngưỡng Shinto truyền thống Nhật Bản.

Sau công nguyên, năm 593, Hoàng tử Shotoku, một người sùng bái đạo Phật giáo đã được bổ nhiệm làm Hoàng tử nhiếp chính cho dì của ông, Hoàng hậu Suiko. Ông tuyên bố Phật giáo là tôn giáo chính thức của Nhật Bản với niềm tin rằng nó có thể hợp nhất và đem lại lợi ích cho đất nước. Bảy vị Hoàng đế thọ ngắn và Hoàng hậu đã quá cố, Tenmu trở thành Hoàng đế, và trong 3 năm kể từ khi lên ngôi vua, ông đã cấm tiêu thụ thịt dựa trên niềm tin Phật giáo rằng con người có thể bị tái sinh là động vật. Việc tiêu thụ cá là hợp pháp, mặc dù không nhận được sự tán thành của các giáo lý Phật giáo.

Sau công nguyên, từ năm 552 đến năm 645, thời kỳ Asuka, chứng kiến sự ra đời của sữa và các sản phẩm từ sữa đến Nhật Bản, và sau đó, những trang trại và đồng cỏ chăn nuôi đầu tiên ra đời trên cả nước. Daigo là thời kỳ vô cùng phát triển, một sản phẩm giống Pho-mát được làm từ sữa đông lạnh ra đời. Tuy nhiên, ngay cả với sự phát triển canh tác, ăn thịt vẫn là điều bất hợp pháp. Từ năm 1185 đến năm 1333, thời kỳ Kamakura, hình phạt cho những người tiêu thụ thịt là 100 ngày ăn chay.

Việc tái sản xuất thịt xảy ra khi những gười nước ngoài đầu tiên du lịch đến đất nước Nhật Bản. Hội truyền giáo Thiên chúa từ Bồ Đào Nha và Hà Lan đã mang phong tục riêng và chế độ ăn của họ đến, người Bồ Đào Nha giới thiệu món ăn Tempura đến Nhật Bản (vẫn còn phổ biến đến ngày nay). Các lãnh chúa miền Nam của Nhật Bản chấp nhận Thiên chúa giáo và bắt đầu ăn thịt lợn và thịt bò. Dần dần, sự xuất hiện của Thiên chúa giáo như một tôn giáo phổ biến, sau đó việc tiêu thụ thịt trở nên phổ biến.

Năm 1615, một nhóm tín ngưỡng Phật giáo đã được tái lập ở Nhật Bản với sự thành lập của Mạc phủ Tokugawa, Chính phủ quân sự phong kiến Nhật Bản cuối cùng. Vị Shotgun thứ 5 đã tái thiết lập lệnh cấm ăn thịt năm 1687. Trong thời gian này, không chỉ tiêu thụ thịt mà còn giết hại động vật là hành động bất hợp pháp. Tuy nhiên, những người thợ săn Nhật Bản tiếp tục nổi dậy chống lại luật pháp – họ sống trong những ngôi làng trên đỉnh núi và bán thịt cho người dân địa phương và trong các chợ thị trấn. Năm 1760, tại khu vực Kojimachi của Edo (Tokyo cũ), có một số các cửa hàng bán thịt động vật ( ví dụ huơu, rái cá và thịt lợn đực). Dưới thời vị vua Shogun Tokugawa Yoshumune đời thứ 8, sữa là các sản phẩm từ sữa đã được tiêu thụ một lần nữa sau món quà 3 con bò trắng Ấn Độ của người Hà Lan năm 1727. Số lượng bò phát triển nhanh chóng, và bởi thời đại Minh Trị năm 1868 đã sở hữu hơn 500 con bò ở Nhật Bản.

Về các mối quan hệ phát triển thương mại và kinh doanh với phương Tây, Hoàng đế Minh Trị đã tổ chức một Bữa tiệc Năm mới năm 1872 để gây ấn tượng với bạn bè và các cộng sự nước ngoài. Thịt được dùng trực tiếp trước công chúng lần đầu tiên trong hơn 1000 năm qua. Một báo cáo công khai cho rằng Hoàng đế đã thưởng thức các món ăn thịt bò, và nó đã trở thành phong tục để tiếp đãi những người phương Tây với bữa tối của ẩm thực Pháp. Sau khi thấy Hoàng đế của họ ăn thịt, luật cấm tiêu thụ đã biến mất. Hơn nữa, sau hậu quả Chiến tranh thế giới thứ 2, ẩm thực phương Tây được xem như một dấu hiệu của hiện đại hóa và nó được tiếp tục phổ biến lan rộng hơn. Một số quan sát viên cũng đổ lỗi cho bài viết Chiến tranh thế giới 2||’Tẩy não Chính phủ’ về sự gia tăng đẩy mạnh phổ biến tiêu thụ thịt, điều dẫn đến đất nước ngày nay.

Nhật Bản hiện đại

Dần dần - nhanh chóng – thói quen ăn chay ngày càng tăng. Có lẽ, nó giảm thiểu sự ảnh hưởng của phương Tây, hoặc có thể tăng sự nhận thức về quyền động vật? Tuy nhiên, các nhà hàng và quán cà phê dành cho người ăn chay xuất hiện nhiều hơn, nhiều cơ sở không ăn chay cũng bắt đầu cung cấp lựa chọn là các món chay. Nó vẫn là một cuộc đấu tranh tất yếu, nhưng là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang được cải thiện. Từ khóa ‘ăn chay’ dường như là lý do gây nhầm lẫn – những người Nhật Bản không hiểu ý nghĩa của nó. Rất nhiều lần tôi nghe những câu chuyện về những người phục vụ bàn nói những điều như “Ăn chay? Nhưng bạn vẫn ăn thịt gà phải không?” hoặc “Cá cũng được?” Phần lớn đó là thịt mà bạn nghĩ nó là ăn chay, hãy chắc chắn đó phải là món chay, là có thể được dùng với nước cá hầm hoặc rắc cá bào lên. Nhiều người ăn chay sống hoặc đến thăm Nhật Bản sẽ nói rằng không có cách nào khác là bạn chọn ăn cá hoặc không ăn gì. Nó không phải điều luôn luôn có thể thực hiện được, nhưng điều tốt nhất là bạn có thể là tìm các quán ăn chay thường /nhà hàng ăn chay thuần và gọi món theo yêu cầu của bạn – càng được ưa thích thì chúng ta càng có nhiều cơ hội gắn bó và phổ biến khắp đất nước. Hãy nhớ rằng! Saishoku shugi-sha desu! (Tôi là người ăn chay!)

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.