Bạn đã bao giờ nghe về Ise Katagami chưa? Nó là một loại nghệ thuật Nhật Bản tuyệt đẹp và giàu chất nghệ thuật truyền thống, có mối quan hệ mật thiết với nghệ thuật cắt giấy nến. Nó đã được sử dụng như một cách tinh tế để trang trí những mẫu hình ở trên kimono và các loại trang phục, và hiện tại đang được sử dụng cho các thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật thanh lịch.
Ở tỉnh Mie, đi tàu khoảng 40 phút từ Nagoya và cùng khoảng cách từ Ise Jingu, một ngôi đền nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể tìm thấy ngôi làng cổ Shiroko, giờ đang là một quận ở thành phố Suzuka. Ở ranh giới với biển, nó là một khu cảng yên tĩnh nơi mà người ta có thể thưởng thức sự hoà hợp tuyệt diệu của màu xanh biển, màu xanh da trời và màu trắng từ những ngọn núi phủ tuyết. Ở khu lân cận của bảo tàng là những ngôi đền, ngôi miếu cổ, chẳng hạn như Kyukoji và Kyoyasu-Kannon-ji ẩn nấp giữa những ngôi nhà.
Tôi tới đó để nhìn bảo tàng Ise katagami, nơi mà tôi được giới thiệu về lịch sử lâu đời của Ise Katagami. Theo như một giai thoại địa phương, kĩ thuật này được cho rằng đã bắt đầu từ hơn 1000 năm về trước và được phát triển vào giữa thời kì Muromachi (1336-1573), tiếp câu chuyện nghệ thuật Katagami đã được phát triển bởi những nghệ nhân trốn chạy khỏi vụ việc hỏa hoạn Kyoto trong cuộc nội chiến Onin. Bộ môn thủ công này chạm tới đỉnh cao vào thời kì Edo (1600-1867), khi mà có một bộ kimono được nhuộm với kĩ thuật katagami trở nên cực kì thời thượng.
Với nhiều người, Ise katagami là một tác phẩm nghệ thuật phi thường. Nó bao gồm những tờ minogami, một loại giấy truyền thống Nhật Bản, chống nước với kakishibu, nước hồng vàng và được cắt thành những mẫu giấy nến cùng 4 kĩ thuật chính. Những kĩ thuật đó bao gồm dogubori (khi mà những dụng cụ tạo hình được sử dụng), shimabori (những đường thẳng song song, cắt một đường cạnh một đường), tsukibori (những mẫu hình tinh tế, chẳng hạn như hoạ tiết hoa văn) và kiribori (số lượng những chấm nhỏ tạo thành hoạ tiết trang trí). Shimabori và kiribori đặc biệt phi thường, với một độ chính xác không thể tưởng tượng được ở trong kĩ thuật đầu tiên bởi mỗi đường thẳng song song nhất định phải có một chiều dài và rộng giống với đường trước đó, và một mẫu phức tạp các chấm nhỏ cho kĩ thuật thứ hai, nơi mà hơn một nghìn chấm nhỏ được tạo ra trên 3cm giấy.
Cá nhân tôi đã thử kĩ thuật tsukibori, tạo ra một cái kẹp sách miễn phí từ các mẫu hình khác nhau cung cấp bởi bảo tàng. Tôi không quá giỏi ở khoản đó nhưng khi tôi thực hiện, tôi cảm giác như thể đạt thành tựu to lớn khi làm xong chú thỏ nhỏ của tôi. Cả là một cảm giác tuyệt diệu để thực hiện một món trang trí đẹp đẽ và tinh tế như những món được tạo ra ở đó với sự trống rỗng cùng trang giấy.
Tôi có cơ hội nhìn 2 người thợ thủ công ở nơi làm việc, ngài Uchida (người biểu diễn ở bảo tàng dưới con mắt của những vị khách tham quan) và ngài Kobayashi. Nhìn vào họ, nhìn vào sự tỉ mỉ và chắc chắn của họ, tôi thật sự bị ấn tượng mạnh. Đây là kĩ thuật mà không phải ai cũng có thể thành thạo mà không tốn những năm tháng đào tạo và một chút thiên tài. Một vài mẫu hình yêu cầu người ta chỉ được ngồi ở một bàn mà không được dừng lại trong vòng 8 giờ đồng hồ. Không đi nhà vệ sinh, không thức ăn, chỉ có cắt và cắt giấy tới điểm mà một tác phẩm nghệ thuật được sinh ra. Bắt đầu với một mảnh giấy 4cm x 4cm, sự lặp lại của các mẫu hình sẽ cho phép nghệ nhân tạo ra một bức tranh lớn hơn để sử dụng cho việc nhuộm quần áo, tạo ánh sáng hoặc ví hoặc những tấm bưu thiếp. Mẹo ở đây là những mẫu hình của mảnh giấy có thể được nhận ra ở bất kì hướng nào bạn đặt nó, ngay cả khi bạn gấp nó lại.
Tình yêu cho nghệ thuật, sự tốt bụng của con người nơi đây, sự sẵn sàng của họ để bảo vệ khía cạnh đầy tinh tế ấn tượng này của Nhật Bản truyền thống cũng như kinh nghiệm tuyệt vời từ Ise Katagami là điều gì đó mà tôi muốn giới thiệu. Bạn không chỉ bị lôi cuốn bởi độ chính xác cũng như sự tinh tế của các tác phẩm mà những nụ cười và sự tử tế của họ sẽ chắc chắn sưởi ấm trái tim bạn.!