Giống với các đất nước Hà Lan, Đức, Đan Mạch và các nước Bắc Âu, Nhật Bản cũng có một số lượng lớn người đi xe đạp. Người Nhật xử dụng xe đạp cho nhiều mục đích khác nhau: đi làm, mua sắm, đưa con đi học hoặc chỉ đơn giản là ngắm cảnh. Hãy tưởng tượng bạn đang đạp xe trên con đường thơ mộng bỗng một cơn mưa cánh hoa anh đào nhẹ nhàng đáp lên người bạn.
Quy định là luật lệ
Nếu bạn là một khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ thích thú với việc khám phá đất nước và cảnh quan nơi đây bằng xe đạp (điều này cũng giúp bạn tránh được những tấm vé tàu ngầm đắt đỏ). Hoặc chỉ là bạn bắt đầu cuộc sống lưu trú dài ngày ở đây và muốn có một chiếc xe đạp cho cuộc sống hằng ngày. Nếu vậy thì hãy cũng tìm hiểu về những quy định đi xe đạp ở đây nhé.
Đi trên những con đường được chỉ định
Trừ khi có biển báo cho phép bạn đi xe trên vỉa hè, còn nếu không bạn không được phéo đi lên đó. Quy luật chung là luôn đi trên đường. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ do tình trạng giao thông, lúc đó bạn có thể đi trên vỉa hè. Tốc độ giới hạn cho phép khi đi trên vỉa hè là 10km/h, có nghĩa là bạn được đi với tốc độ chậm và đều đặn nhanh nhất là 166.7m/phút. Nhìn chung, chỉ trẻ em dưới 13 tuổi, người già trên 70 tuổi và những người khuyết tật được phép đi trên vỉa hè.
Thực tế: Cũng có nhiều người Nhật đi xe trên vỉa hè - thường với tốc độ nguy hiểm. Mặc dù mọi người không chấp hành nghiêm chỉnh, nhưng hãy luôn nhớ rằng xe đạp được xếp vào loại phương tiện nhẹ cùng nhóm với xe scooter.
Không đi ngược chiều
Luôn luôn đi cùng chiều với các phương tiện khác. Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có liên quan đến xe đạp đã xảy ra vào năm 2013, từ đó Luật Giao thông Đường bộ đã được sửa đổi. Trong đó quy định mức phạt cho người đi xe đạp ngược chiều có thể lên tới 30 ngày tạm giam hoặc nộp phạt ¥20,000.
Thực tế: Thỉnh thoảng bạn sẽ vẫn bắt gặp một số người đi ngược chiều nhưng số lượng này rất ít bởi tính chất nguy hiểm của nó. Do đó nếu bạn đã từng có suy nghĩ đi ngược chiều thì hãy dừng lại đi nhé!
Luôn đi bên trái theo chiều đi của mình
Cho dù là đi trên đường hay vỉa hè thì hãy luôn nhớ đi bên trái đường nhé.
Thực tế: Những người đi xe đạp thường len lỏi giữa đám đông như thể họ là những con bướm bay lượn quanh các bụi hoa. Nhưng bạn có đủ khéo léo để làm điều này? Hay bạn có một tấm áo giáp và chín mạng để bảo vệ mình khỏi những cơ thể thép ngoài kia? Do vậy hơn cả hãy đi theo lề trái để giữ an toàn cho mình và những người xung quanh.
Không cầm ô khi đi xe đạp
Bất kể trời nắng hay mưa bạn cũng không được phép sử dụng ô khi đang đi xe.
Thực tế: Nhật Bản là một đất nước yêu thích ô, dù và cũng không khó để bắt gặp hình ảnh vừa đi xe đạp vừa cầm ô khi trời mưa. Tuy nhiên hãy chuẩn bị cho mình một chiếc ô gấp tiện lợi dành cho xe đạp để tránh gây ra các tình huống nguy hiểm. Áo mưa cũng là một lựa chọn thay thế tuyệt vời.
Không sử dụng các thiết bị điện tử khi đi xe đạp
Nên tránh sử dụng điện thoại hoặc nghe nhạc khi đi đang đi xe. Tránh các nguồn gây sao nhãng để đến điểm đích an toàn.
Đội mũ bảo hiểm
Trẻ em dưới 13 tuổi phải đội mũ bảo hiểm, quy định này không bắt buộc với người lớn.
Thực tế: Người dân thường không tuân thủ quy định này một cách nghiêm túc. Thực tế có rất nhiều trẻ em đã không đội mũ bảo hiểm khi chúng đi xe đạp.
Bật đèn và sử dụng chuông
Khi trời tối, bạn phải bật đèn pha và đèn hậu xe. Bấm chuông để thông báo cho những người khác biết là bạn đang tới.
Thực tế: Đảm bảo đèn của bạn hoạt động và bật! Bạn sẽ bị chặn bởi cảnh sát nếu đi xe không có đèn vào ban đêm.
Không được mang xe đạp lên tàu điện
Không được phép mang xe đạp lên tàu điện trừ khi nó có thể gấp lại được. Khi bạn đến ga, xuống xe, gấp xe và bỏ vào túi đựng trước khi lên tàu.
Thực tế: Mặc dù bạn được phép mang xe đạp gấp lên tàu điện nhưng nên tránh đi vào giờ cao điểm để tránh cảnh chen lấn trên tàu và những ánh nhìn của người khác.
Không đi xe khi đã uống rượu
Những con chữ đã nói lên tất cả, nếu bạn đã uống rượu thì đừng đi xe. Người đi xe đạp sau khi đã uống rượu có thể bị tạm giam một đêm, trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị phạt năm năm tù, nộp ¥1,000,000 tiền phạt và có thể bị trục xuất nếu bạn là người nước ngoài.
Thực tế: Thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh các nhân viên văn phòng xay xỉn và loạng choạng trên chiếc xe đạp đang cố gắng trở về nhà. Sự thực là, tại sao chúng ta phải đẩy bản thân mình và những người khác vào tình huống nguy hiểm không cần thiết?
Không đi xe dàn hàng ngang
Bạn không được phép đi xe song song trừ khi có biển báo được phép đi song song.
Thực tế: Người đi xe đạp thường len lỏi trên những vỉa hè chật cứng. Nên đừng để việc quan sát người bạn đồng hành của mình hay những người đi bộ khác trở nên khó khăn hơn nhé - hãy đi riêng rẻ hoặc ít nhất là đủ khoảng cách với những người đi xe đạp khác. Hãy nhớ rằng luật ưu ái người đi bộ, ngay cả trên đường đi xe đạp.
Không chở người khi đi xe đạp
Quy định này có ngoại lệ đối với trẻ em dưới 6 tuổi và đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên ghế trẻ em gắn vào xe đạp.
Thực tế: Ngoài những đứa trẻ nhỏ được bố mẹ chúng đèo sau lưng thì rất hiếm khi nhìn thấy hình ảnh hai người trên một chiếc xe đạp.
Đăng kí xe
Nếu bạn vừa mới mua một chiếc xe đạp, hãy đi đăng kí để tránh bị trộm cắp hoặc "mượn" bởi một người uống rượu say nào đó. Nếu bạn mua xe ở cửa hàng, bạn có thể nhờ nhân viên của cửa hàng làm giấy đăng kí xe cho bạn. Còn trong trường bạn mua trên mạng hoặc mua lại xe cũ bạn có thể đăng kí xe ở đồn cảnh sát. Phí đăng kí xe rơi vào khoảng ¥500.
Thực tế: Việc trộm cắp không phổ biến ở Nhật Bản nếu bạn có những chuẩn bị cơ bản như khóa bánh xe. Việc đăng kí xe giúp bạn tránh được những rắc rối như trong trường hợp cảnh sát yêu cầu chứng minh chủ sở hữu của chiếc xe.Trong trường hợp xe bạn bị mang đi do lỗi để xe không đúng nơi quy định, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy chiếc xe của mình hơn nếu đã được đăng kí.
Thuê xe đạp
Khám phá thành phố bằng xe đạp là một ý tưởng tuyệt vời nhưng bạn cũng không cần thiết phải đăng kí một tour xe đạp nào đó. Hình thức cho thuê xe đạp khá phổ biến ở Nhật Bản, với nhu cầu ngày càng tăng tạo điều kiện dễ dàng cho các du khách khám phá thành phố bằng xe đạp.
Với Japan Travel Bike bạn sẽ được cung cấp một chiếc xe đạp được sử dụng tới tận nửa đêm để khám phá các thành phố như Tokyo và Osaka.
Bãi đỗ xe đạp
Khi nói đến bãi đỗ xe đạp bạn sẽ cần phải chú ý một số điều sau. Để xe trong các khu vực cấm sẽ nhận một vé cảnh cáo và chiếc xe sẽ bị mang đi nếu để ở đó quá lâu. Ở nhiều quận của Tokyo cấm việc để xe ở trên các vỉa hè.
Những người thuê xe đạp ít gặp phải các vấn đề về bãi đỗ hơn là những người có xe, ví dụ như những người đi xe đạp đi làm.
Ở xung xanh các trung tâm thương mại hay nhà ga thường sẽ có các khu vực để xe được chỉ định. Những khu vực mở và không có mái che phục vụ miễn phí, còn các khu vực có mái che sẽ thu phí và dựa trên thời gian gửi xe.
- Thời gian gửi xe ngắn, bạn có thể chọn hình thức trả theo giờ, thời gian gửi xe sẽ được làm tròn lên số giờ gần nhất. Hoặc bạn cũng có thể chọn gửi xe theo một ngày, thường bắt đầu từ 5 giờ sáng tới 12 giờ đêm.
- Thời gian gửi xe dài: Các kế hoạch gửi xe tiết kiệm thường giới hạn do số lượng đăng kí nhiều.
Trong khi các yêu cầu về để xe có thể nghiêm ngặt hơn ở thành phố thì ở những vùng quê, quy định được thả lỏng hơn cho phép người đi xe khóa xe vào lan can vỉa hè.
Mặc dù vậy, hãy luôn để ý các biển báo " cấm để xe đạp" ( “駐輪禁止") và và hãy cân nhắc nơi bạn chọn để xe đạp!
Và điều cuối cùng
Khi đọc đến những dòng này bạn sẽ nhận ra không phải người Nhật nào cũng tuân thủ quy định ở trên nhưng hãy nhớ rằng những hành động này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Hãy trở thành một người đi xe đạp cẩn thận, chú ý quan sát và là một người có trách nhiệm với sự an toàn của bản thân mình và những người khác!