Bức tượng Hosoi Heishu. (Tác giả bức ảnh: PPF)

Nhà Tưởng niệm Heishu

Vị samurai với ngòi bút mạnh mẽ hơn lưỡi kiếm

Tại thị trấn vắng lặng Arao thuộc Thành phố Tokai, cách Nagoya khoảng 40 phút lái xe về phía Nam, là một bảo tàng nhỏ bé dành cho vị học giả samurai Hosoi Heishu. Heishu sinh năm 1728, ở ngay trước nơi hiện giờ là Ga Meitetsu Shurakuen, nhà ga này cũng là một nơi thích hợp để bạn xuống tàu nếu bạn đang ngồi tàu hỏa từ Nagoya đến đây. Heishu theo học ở một ngôi chùa trong vùng, và ông xuất sắc đến độ được gửi đến Kyoto và Nagoya để tiếp tục việc học hành của mình về văn chương cổ điển Trung Hoa. Ông đã trải qua ba năm sinh sống ở Nagasaki để học tiếng Hoa trước khi trở về Nagoya mở trường dạy học.

Heishu lập ra một trường phái của Nho giáo kết hợp với tư tưởng của Đạo Shinto, và hướng đến việc giảng dạy về Nho giáo và Khổng Tử đến đại chúng. Những bài giảng của ông có sức hút lớn với những nhóm người đa dạng trong xã hội, vượt qua những ngăn cách về giai cấp, và đưa ông trở thành một trong những nhà giáo dục được tôn kính và có sức ảnh hưởng lớn nhất thời bấy giờ.

Heishu đã cải cách nền giáo dục Thời Edo, giảng dạy cho cả bình dân trong vùng lẫn giai cấp thống trị là các samurai. Là thầy của tầng lớp quý tộc, Heishu cũng có sự ảnh hưởng đến chính trị. Một trong số những ví dụ cho điều này là Lãnh chúa vùng Yonezawa, (ngày nay là Tỉnh Yamagata) Uesugi Yozan giờ được nhớ đến như một nhà cai trị thông thái và đức hạnh, và vùng đất của ông đã có sự chuyển biến rõ rệt từ một phiên nghèo nàn, nợ nần chồng chất và mục ruỗng, thành một nơi có sự thành công lớn về mặt quản lý và kinh tế, phần lớn đều nhờ vào công lao của người thầy của Lãnh chúa, Heishu.

Vị học giả samurai này tiếp tục viết lách và giảng dạy cho đến khi ông mất vào năm 1801, tại Edo (Tokyo) ở độ tuổi 74. Năm 1974, thị trấn nơi ông sinh ra đã thành lập một Nhà Tưởng niệm Heishu nhỏ, nhằm tôn vinh danh vĩ nhân này của địa phương. Một bức tượng của vị học giả được dựng ở ngay trước bảo tàng khi bạn đặt chân vào, và ở đây lưu giữ nhiều bút tích, sách được xuất bản, cuộn tranh chữ, các hiện vật và bài giảng của Heishu.

Ở phía ngoài ngay trước bảo tàng là ba tảng đá lớn khắc từ "học", "nghĩ", và "làm", ba tư tưởng triết lý chính trong việc giảng dạy của Heishu. Có lẽ, hệ thống giáo dục hiện đại của Nhật Bản nên xem lại phong cách giảng dạy của Heishu, bởi vị học giả samurai này phản đối kiểu dạy học theo tư duy chung, mà thay vào đó, ông chú trọng đến tính cá nhân của mỗi học trò.

Nhà Tưởng niệm là một nơi tuy nhỏ bé nhưng hấp dẫn, dành cho việc tôn vinh người đàn ông đã chứng tỏ được rằng ngòi bút còn mạnh mẽ hơn lưỡi kiếm của người samurai.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.