Sefa Utaki là cách người Okinawa công nhận tổ tiên, những người có công trong quá trình xây dựng và bảo vệ quần đảo Ryukyu. Đây là một nơi tôn nghiêm, tạo cảm giác tưởng niệm và biết ơn, cũng giống như hầu hết mọi ngôi đền khác trên thế giới, nơi người ta đến để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành với những ai đã ngã xuống trước trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là nơi tôn kính hàng thiên niên kỷ và mối quan hệ của nơi này với tòa thành Shuri khiến Sefa Utaki thường đóng cửa với thế giới bên ngoài, được thánh hiến cho các nghi lễ đặc biệt, như lễ nhậm chức của nữ tư tế Kikoeokimi. Mặc dù nơi này dường như không có gì đặc biệt so với Thung lũng Ganglia, tôi vẫn sẽ khuyên bạn đặt một hành trình có hướng dẫn viên để khám phá những bí ẩn vẫn được cất giấu kỹ ở đây.
Hướng dẫn viên của tôi, Hiromi, người có tổ tiên có công trong quá trình khai hoang, dẫn tôi đến Yuinchi (dịch nôm na là đền nhà bếp hay là nơi thờ phụng mặt trời, mặt đất và biển cả). Ở đây có ba tảng đá, lần lượt đại diện cho thiên đàng, mặt đất và biển cả. Bằng cách nào thì mọi thứ chúng ta ăn đều đến từ mặt trời, mặt đất và biển cả, vì vậy đây chính là ba tảng đá đại diện cho đền nhà bếp.
Cô cũng giải thích rằng dinh dưỡng là một hình thức thịnh vượng và là một phần lý do tại sao vị thần nhà bếp được tôn kính. Yuinchi có nghĩa là nhà bếp hay nơi của những vụ mùa bội thu, điều này có lẽ giải thích tại sao có một nền đá bằng phẳng, điều này gợi tôi nhớ đến bàn thờ tổ tiên. Yuinchi đủ lớn để thể hiện sự phong phú của một vụ mùa bội thu, cho dù từ đất hay biển, từ động vật, cá hay rau. Ý nghĩa kép cũng cho thấy rằng các loại trái cây của biển, trời và đất đủ tốt để ăn cũng như phù hợp với trạng thái tự nhiên của ngôi đền này.
Cô cũng giải thích rằng đây không phải là nơi để cầu mong gì đó, thay vì thế, đây là nơi để bẩm báo về những gì đã qua và tỏ lòng biết ơn. Nói cho cùng, lòng biết ơn là yếu tố rất quan trọng của sự trường thọ. Nó tập trung tâm trí của chúng ta vào các phước lành mà chúng ta được ban trong cuộc sống. Báo cáo những gì chúng ta đã làm cũng thể hiện của sự tôn kính và khiến ta cảm thấy gần gũi với tổ tiên của mình.
Okinawa là một vương quốc thương mại, nơi mà thời hoàng kim trải dài suốt hàng thế kỷ mà chúng ta thời nay vẫn gọi là thời trung cổ, khi mà những người thủy thủ dày dạn và cam đảm dấn thân ra biển khơi bằng các con thuyền gỗ nhỏ đến tận địa phận Trung Quốc, Java, Siam và hàng loạt hải cảng khác ở tây Thái Bình Dương. Và dĩ nhiên, nếu ho xem biển cả là phước lành của loài người, họ sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn khi tham gia những hành trình dài dặng dặc ấy.
Phiên bản thần bếp ở Okinawa có thể chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc, hoặc pha trộn giữa tín ngưỡng bản địa và cả ngoại quốc.
Theo quyển sách: Ông Táo về trời: Văn hóa đại chúng, kiến thức xã hội và tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, trong truyền thống Trung Quốc có năm điểm trong ngôi nhà gắn liền với các vị thần. Đó là nhà bếp, giếng, cổng, cửa vào, và máng xối ở trung tâm của mái đôi, trong đó nhà bếp là quan trọng nhất. Đây là nơi đặt lò sưởi và lửa cực kỳ quan trọng trong việc nấu nướng những thức ăn không thể ăn sống. Trong phiên bản Okinawa, có cả thần cai quản nhà vệ sinh. Điều đó cho thấy rằng cách chúng ta cho ra cũng quan trọng như cái cách chúng ta cho vào. Và có lẽ cũng có những bài học cần chiêm nghiệm lại. Cách chúng ta đối xử với môi trường xung quanh và cách chúng ta xử lý rác thải, để các thế hệ tương lai có thể trân trọng những phước lành của thế giới vật chất, là cách chúng ta nói tiếng cảm ơn với con cháu đời sau.