Miyajima, Hòn đảo của các Vị thần, vốn nổi tiếng với ngôi đền mang tính biểu tượng Itsukushima, một sự hiện diện thống trị và chói lọi thấm đẫm đất trời một bầu không khí thần bí. Nhưng không chỉ có vậy. Tôi cũng cảm thấy được bầu không khí trên hiện diện tại một số "điểm kỳ diệu khác ngoài Đền Itsukushima" được đề xuất trong cuốn cẩm nang du lịch. Hãy cùng tôi tham quan nhé.
Senjokaku
Ngôi đền buồn bã này nhìn như thể đã xuống cấp và không được chăm sóc từ lâu, đặc biệt là khi so với Ngôi chùa Năm tầng ở ngay bên cạnh. Senjokaku là công trình lớn nhất Miyajima, còn được gọi là Thiên Điệp Các - sảnh đường với một ngàn tấm thảm tatami (thực ra chỉ có 857). Ngôi đền được xây dựng vào khoảng năm 1587. Lịch sử lâu đời chính là lý do của những thân gỗ nứt nẻ, những bức tranh phai mực và sàn nhà bị mài mòn nhẵn bóng của ngôi đền. Nhưng tôi thích những điều như vậy. Khi đứng giữa sảnh đường rộng lớn, tôi cảm thấy bản thân như bị mắc kẹt trong chiều dài lịch sử của ngôi đền. Tôi có thể cảm thấy bầu không khí ở đây, như trong cuốn cẩm nang có nói.
Ở phía trên đầu tôi là hàng trăm và hàng ngàn muôi xới cơm gỗ với nhiều hình dạng và kích cỡ được trát vào tường, thậm chí được ném kẹt vào những xà ngang của ngôi đền. Tôi được biết rằng trong chiến tranh, nhiều phi công cảm tử Thần phong (kamikaze) đã viết tên của họ trên những cái muôi cơm gỗ vì hạt gạo là biểu tượng Thần đạo của sự may mắn. Họ hy vọng có thể trở về để nhặt những chiếc muôi đó lên. Hành động này dường như đã trở thành một phong tục, bởi vì những người lính trong những cuộc chiến tranh trước đó cũng đã làm điều tương tự. Họ hy vọng rằng khi người ta “dùng muôi xới cơm”, họ cũng sẽ "xới" được may mắn. Những người lính trước đó đã để muôi lại đền Itsukushima, nhưng hiện tại thì không có cái nào ở ngôi đền đó cả.
Senjokaku được xây dựng bởi Hideyoshi Toyotomi, con trai của một người tá điền nghèo. Ngài đã vượt qua ông cha mình để trở thành một trong những người đáng nhớ nhất trong lịch sử Nhật Bản, chủ yếu dưới vai trò một trong ba người thống nhất Nhật Bản, mặc dù ngài có những biệt danh không hay như “ khỉ "và" chuột hói ". Ngài đã cho xây dựng Senjokaku để trì tụng các kinh điển Phật giáo để cầu siêu cho linh hồn của chiến sĩ tử trận. Bởi vậy nên tôi cũng cảm thấy nổi da gà. Những phi công cảm tử, những người lính đã hi sinh.
Đền Daishoin
Thực ra, tôi đã viếng thăm ngôi đền này tận hai lần. Lần đầu tiên là khi tôi lảo đảo đi bộ (thực ra là đang bò xuống) ngang qua lối vào sau chuyến đi bộ đường dài từ Núi Misen. Khi nhìn các bậc thang dẫn lên, tôi thực sự không quan tâm đó có phải là ngôi đền có lịch sử lâu đời nhất ở Miyajima hay không, có được vị Cao tăng Kukai (hay ai cũng được) sáng lập vào năm 806 (năm nào cũng được) hay không. Nhưng khi quay trở lại vào ngày hôm sau, tôi cảm thấy rất tiếc vì đã không đi thăm nơi này sớm hơn.
Daishoin là một khu phức hợp các hang động chứ không phải chỉ là một ngôi đền riêng biệt. Tôi không nghĩ tôi đã tham quan hết mọi thứ ở đây. Tôi chắc chắn đã bỏ lỡ một hang động chứa 88 biểu tượng tượng trưng cho 88 ngôi đền của cuộc hành hương Shikoku, và ngọn lửa được cho là đã cháy trong hơn 1200 năm.
Có các Hộ pháp Nio, hai bức tượng dữ dằn ngăn chặn tà ác, bảo vệ lối vào tại Niomon Môn. Tôi cũng cảm thấy cực kì tò mò với vòng nguyện, Mani Wheels, được đặt ở giữa các bậc thang. Mỗi vòng được khắc một bài kinh điển. Khi bước lên các bậc thang, bạn có thể quay tròn chúng để nhận được phước lành như thể bạn đang tụng kinh vậy. Đó cũng là một cách để bạn quên đi mệt nhọc.
Khu phức hợp đền thờ có rất nhiều nhân vật Phật giáo khác. Có một ngàn bức hình của Đức Phật A-di-đà, hay Amida Nyorai, dẫn dắt những người quá cố đến miền Tây Phương Cực Lạc. Ở đây còn có tượng của năm trăm đệ tử của một tăng ni, mỗi bức tượng có một biểu cảm khuôn mặt khác nhau (tôi đọc ở đâu đó là có 1000 bức tượng). Ngoài ra, còn có một phiến đá đơn giản là Đài tưởng niệm Hōchōzuka, nơi tổ chức một buổi lễ cảm ơn cho những con dao bếp cũ.
Tôi cũng phát hiện ra bức tượng Jizo Bosatsu - vị thánh bảo hộ linh hồn của trẻ sơ sinh và trẻ con yểu mệnh. Những người thờ phượng đổ nước lên những jizo này để an ủi linh hồn của người quá cố. Trong lúc đi bộ tại Miyajima, đặc biệt là trên núi Misen, tượng jizo xuất hiện ở khắp mọi nơi. Một số tượng được trang trí với yếm và mũ len màu đỏ dệt kim, đôi khi cũng có một số đồ dùng cá nhân đặt dưới chân tượng như đồ chơi, thảm, găng tay bóng chày hay điện thoại đồ chơi.
Đài tưởng niệm Senshin-Daitoku
Ẩn mình trên một ngọn đồi cách xa trung tâm thị trấn, tôi phát hiện ra một tảng đá không hình thù với những chữ khắc đã phai mòn. Đây là di tích kỷ niệm người phát minh ra muôi xới cơm, hay muỗng gạo, biểu tượng của Miyajima. Đài tưởng niệm hướng về khung cảnh tuyệt đẹp của Biển Seto, và dĩ nhiên có cả đền Itsukushima ở xa xa. Ở đó cũng có hai băng ghế cho những du khách nghỉ ngơi.
Muôi xới cơm được biết đến khi vị cao tăng nổi tiếng Seishin khai sáng cho người dân Miyajima khi đến thăm những người thờ phượng quý tộc và hoàng gia của đền Itsukushima rằng họ cần phụ thuộc vào đồ vật này để làm kế sinh nhai. Ông có một sóng não, một số người nói là một giấc mơ, hướng dẫn cách tạo ra muôi xới cơm bằng gỗ có hình dạng như cây đàn biwa. Seishin cũng giải cứu Miyajima khỏi tình trạng thiếu nước bằng cách đào giếng. Ở Miyajima, ông được yêu mến như một vị cứu tinh và ân nhân.
Tôi có thấy một triển lãm muôi cơm khổng lồ trên con phố mua sắm chính. Bên cạnh đó là một cửa hàng Momiji Manju, bánh lá phong nổi tiếng ở Miyajima và Hiroshima. Khi so sánh lượng khách của 2 địa điểm (0 người tham quan triển lãm), tôi cảm thấy thật tội nghiệp cho vị cao tăng kia. Mọi người dường như thích ăn hơn là nghiên cứu lịch sử. Cũng không một ai muốn tới thăm quan Đài tưởng niệm Senshin!
Núi Misen
Tất cả ba con đường mòn từ thị trấn lên núi Misen được cho là chỉ mất 1 giờ rưỡi đến hai giờ để lên đến đỉnh núi. Cơ mà nhầm rồi. Tôi đã đi cáp treo hoặc "bộ thiên" đến điểm dừng chân cuối cùng, Đài quan sát Shishi-iwa, và tôi nghĩ hành trình leo núi phải mất nhiều hơn một giờ để lên đến đỉnh.
Tôi đi bộ băng qua Công viên Momijidani, được đặt tên theo những cây phong (khoảng 700 cây) đầu tiên được trồng trong thời kỳ Edo, để đến trạm cáp treo. Đó là một chuyến du ngoạn shinrin-yoku, liệu pháp trị liệu bằng rừng, tuyệt đẹp. Đường cáp treo đưa bạn qua những khu rừng nguyên sinh đầy bí ẩn với những thân cây khô gãy. Nếu nhìn về phía sau, bạn còn có thể thấy biển và dĩ nhiên là Đền Itsukushima.
Tầm nhìn từ Đài quan sát Núi Misen đẹp đến ngỡ ngàng. Biển Seto mang một màu xanh dương sâu thẳm, với rất nhiều hòn đảo nằm rải rác ở ngoài rìa. Mỗi hòn đảo đều có tên, nhưng tôi chỉ ấn tượng với một cái tên duy nhất “Đảo Người đối lập.” Phải mất một lúc lâu tôi mới có thể thoát được vẻ đẹp của đỉnh núi và leo xuống để tham quan những địa điểm khác trên núi.
Địa điểm nổi tiếng nhất trên núi Misen phải kể đến Sảnh Kiezu-no-Reikado hay Sảnh Lửa Vĩnh Hằng nằm trên một đỉnh núi nhỏ và có thể leo lên từ một con dốc nhỏ khác. Nơi đây có chứa ngọn lửa thánh mà Kobo Daishi, có lẽ là vị cao tăng nổi tiếng nhất và được tôn kính nhất trong lịch sử Nhật Bản, sử dụng như một pháp cụ để cảm hóa cảm ngộ Phật giáo cho đệ tử, và ngọn lửa đó vẫn đang cháy sau khoảng 1200 năm. Ý nghĩa hơn hết, ngọn lửa này được sử dụng để thắp sáng Ngọn lửa Hòa bình tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình của Hiroshima. Ở đây tôi cũng có thể cảm nhận được bầu không khí trang nghiêm của Miyajima.
Lịch sử của vùng đất Miyajima bắt đầu từ năm 806 khi được Kobo Daishi ghé ngang qua trên đường đến Kyoto. Được các linh hồn và sự thánh thiện của nơi này làm mủi lòng, ông đã xây dựng một sảnh đường (Misen Hondo) trên Núi Misen. Công trình này hiện nay vẫn còn đứng vững và được thờ tụng như một địa điểm thiêng liêng ngay từ thế kỷ thứ 6. Sự kính sợ và tôn kính nó truyền cảm hứng cho những người thờ phượng trong nhiều thế kỷ.
Tôi tung tẩy đi khám phá hang cùng ngõ hẻm của Núi Misen và quên mất tôi cũng phải đi xuống. Tôi thực sự quên khuấy mất việc đó. Tôi quên luôn qui luật vàng "Có lên phải có xuống'. Tôi bị lỡ mất chuyến cáp treo đi xuống. Trên con đường dốc xuống, ban đầu tôi cũng bước đi bình thường, được một lúc tôi phải trườn xuống, rồi phải vịn lan can bước từng bậc một mới xuống được. Con đường mòn ở đây làm bằng xi măng khiến cho đầu gối tôi đau nhói vì độ dốc khủng khiếp của nó. Thậm chí tôi cũng gặp một vài bạn trẻ phải dừng bước để nghỉ lại sức và tìm xem liệu có thể quay lại được không. Nhưng mà làm gì có, quay đầu là biển chứ không có bờ đâu.
Đền Itsukushima
Tôi đã muốn quỳ xuống và cảm ơn Trời Phật khi lần đầu tiên đến đây. Tôi dường như không tin vào mắt mình nữa, trải qua 1,400 năm lịch sử và hiện tại tôi vẫn có thể chiêm ngưỡng và chạm vào nơi này. Khi thủy triều xuống thấp, bạn thậm chí có thể đi xuống bãi biển đầy tiền xu, phần lớn đã gỉ sét, để đến Cổng Torii. Cổng Torii được xem như một ranh giới giữa thế giới linh hồn và trần thế. Có lẽ đây là lý do tại sao đám đông chỉ đứng ở một phía của cánh cổng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Cổng Torii vẫn sừng sững bất chấp những thăm trầm của thời gian.
Bên trong đền thờ Itsukushima có rất nhiều thánh đường thiêng liêng lưu giữ các di tích tôn giáo, tài liệu, hồi ức - một vài thứ trong đó là các thánh tích mà du khách không được phép tiếp cận. Khi tôi quan sát dòng người đang xếp hàng, tôi phát hiện rằng dòng người phải đi theo một lối đi được giới hạn bằng một sợi dây thừng và có một vài ni cô đứng quan sát để không ai có thể tách đoàn.
Có một quán cà phê độc đáo đối diện với một cây cầu kênh đỏ ngay gần Itsukushima. Quán cà phê có mặt tiền là một chiếc xe buýt màu đỏ. Theo như một poster trên cửa hàng kem xốp gần đó, trong chuyến thăm Hiroshima gần đây, Tổng thống Obama cũng rất thích kem Nhật Bản.
Thiên nhiên ở Miyajima
Khi tôi đi xa ra khỏi trung tâm thị trấn, tôi cảm thấy hòa mình vào sự yên bình của những con đường rợp bóng cây ở công viên riêng của tôi, những di tích lịch sử nhỏ, chẳng hạn như một ngọn đồi hoang, nơi một số trận tranh kho báu nổi tiếng xảy ra. Hiệu ứng shinrin yoku ở khắp mọi nơi tại Miyajima như muôi xới cơm hay bánh lá phong momiji manju.
Có một phần của thiên nhiên mà tôi không ưng lắm. Mấy con hươu sao. Chúng được xem như là sứ giả thiêng liêng của các vị thần. Á, úi! Chúng hoàn toàn không quan tâm tới Lời răn thứ bảy - chớ lấy của người. Họ có thể khéo léo thó ngay túi của bạn để mò đồ ăn trưa. Ngay cả trẻ sơ sinh trong xe nôi cũng không an toàn đâu. May mắn thay cho chúng, chúng ta phải tuân theo Lời răn thứ bảy - chớ giết chóc. Mặc dù vậy, món quà lưu niệm Miyajima của tôi là một chiếc khăn tay có hình một con hươu.
Có thể có ích
- Tôi bắt chuyến tàu điện Iwakuni từ Hiroshima, cứ 10 phút/chuyến, đến Miyajimaguchi, rồi đi phà đến Miyajima. Hãy đi trước 12 giờ tối để tránh các đoàn du lịch. Đi sớm nếu bạn muốn thưởng thức món cà phê mới pha được phục vụ với rượu mạnh, tại quán cà phê Kaen, ngay gần cảng.
- Bản đồ và tài liệu có sẵn tại lối ra khỏi cảng.
- Hãy luồn lách vào những con hẻm và ngõ nhỏ để khám phá những ngành làng nghề truyền thống như sản xuất túi vải canvas, sản xuất muôi xới cơm gỗ, điêu khắc tượng Phật và Bồ tát bằng gỗ hồng sắc hay một cửa hàng bán kiếm cũ không cho phép chụp ảnh.
- Tôi ở tại khách sạn Grand Arimoto. Công trình 400 tuổi, tồn tại từ thời tiền Edo chỉ dành cho hoàng tộc.
- Trung tâm thị trấn nghỉ kinh doanh từ 5 giờ chiều.
- Ăn càng xa trung tâm thị trấn, xa khỏi Itsukushima thì càng rẻ.