Người Nhật đã thưởng thức rượu sake hơn 2000 năm nay.
Nó được mang đến lần đầu tiên từ Trung Quốc, cùng với kỹ thuật trồng lúa nước. Ngày nay, bạn sẽ thấy nó ở các đền thờ, các bữa tiệc Hanami và dĩ nhiên cả ở trên bàn ăn tối. Có thể nói, văn hóa rượu sake là văn hóa Nhật Bản!
Có lẽ bạn đã xem bản phát hành năm 2016 của Studio Ghibli, Kimi no Na Wa. Trong một cảnh, nữ chính nhai cơm và bọc kín 'sản phẩm hoàn chỉnh' trong một masu sake bằng gỗ (xem ở đây). Theo thời gian, hỗn hợp đó thành rượu sake. Thực tế, về cơ bản thì đây là cách mà rượu sake được làm trong nhiều thế kỷ qua! Được gọi là 'kuchikami no sake' hay sake được nhai bằng miệng, quá trình này dựa vào các enzym trong nước bọt của con người để biến tinh bột trong gạo thành đường, sau đó men sẽ lên men thành rượu. Nếu như không nhai cơm thì sẽ không có ích gì cả!
Sự phát minh ra nấm men Koji trong suốt thời kỳ Nara (710-794 sau Công Nguyên) đã hoàn toàn thay đổi quy trình làm rượu. Hiện nay Koji đã thay thế các enzym trong nước bọt, và khía cạnh này của quy trình làm rượu vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Từ lâu, rượu sake hoàn toàn được làm như một nghi lễ rượu của các vị Thần, và các miếu thờ là những nhà sản xuất rượu sake đầu tiên trong nhiều thế kỉ qua (hãy nghĩ đến các tu viện đã làm đồ uống có cồn ở Châu Âu).
Khi luật mới được ban hành trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912) đã cho phép mọi người có nguyên liệu và bí quyết để mở nhà máy rượu của riêng mình, rượu sake đã trở thành trụ cột chính trong cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản.
Ngoài ra, nó còn đặc biệt gắn liền với các thời điểm của nghi lễ, như trong các lễ hội và nghi lễ Shinto giáo. Dưới đây là ba dịp mà rượu sake có vai trò nghi lễ đặc biệt:
- Kagami Biraki - Đây là nơi rượu sake được trữ trong một thùng sake bằng gỗ và nắp thùng được đập vỡ bằng búa gỗ. Dịch theo nghĩa đen là 'mở gương', tượng trưng cho khởi đầu của những điều tốt đẹp trong thời đại mới. Sau đó rượu sake được múc ra từ thùng và rót vào từng ly cho khách uống.
- Lễ cưới - trong đám cưới Shinto truyền thống, cô dâu và chú rể trao đổi ba ly rượu sake được gọi là omiki, thay vì trao nhẫn.
- Năm mới - thông thường, mọi người sẽ kỷ niệm năm mới sắp đến bằng cách chia sẻ đồ uống có cồn làm từ thảo dược thiên nhiên được ngâm trong rượu sake hay mirin, được gọi là 'Toso'.
Như bạn thấy, rượu sake là người bạn được yêu mến và quan trọng của người Nhật.
Cả trong đời sống hàng ngày và trong những dịp đặc biệt, bạn sẽ nghe thấy mọi người la lên 'Kampai!', là khi họ nâng ly lên để kỷ niệm.