Trên một con phố vắng lặng từ Đường Yamate, ở góc Nhà thờ Thiên Chúa Yokohama, có một bảo tàng đồ chơi bằng thiếc vô cùng kỳ diệu. Nếu nhìn tòa nhà này từ ngoài cổng vào, nơi đây trông như một cửa hàng đồ chơi bình thường đầy những món đồ chơi bằng thiếc và nhựa. Đi sâu hơn vào bên trong, bạn sẽ thấy được có đến khoảng 3000 món đồ chơi bằng thiếc được trưng bày ở đây. Đây là một bảo tàng dành cho những món đồ chơi thiếc ngày xưa. Khu trưng bày của bảo tàng đầy ắp những con búp bê, xe ô tô, tàu thuyền, xe lửa và máy bay, tất cả đều được làm từ những tấm thiếc mỏng. Chúng được chế tác từ những năm 1890 cho đến suốt những năm 1960. Ở khu vực bảo tàng, những bộ sưu tập này được phân chia đại khái và trưng bày theo từng thời kỳ, chẳng hạn như những năm 1890, trước/ sau Thế chiến Thứ Hai, năm 1950,... Mỗi thời kỳ đại diện cho giai đoạn mà món đồ chơi đó được sản xuất. Chú Chuột Mickey là từ thời mà chú chuột này xuất hiện dưới hình ảnh một nhân vật hoạt hình lần đầu tiên trên thế giới.
Sau khi thay thế nước Đức vào những năm 1910, Nhật Bản đã trở thành quốc gia xuất khẩu đồ chơi thiếc hàng đầu của thế giới và vẫn còn tiếp tục sản xuất đồ chơi thiếc cho đến tận những năm 1960. Hầu hết chúng được xuất khẩu sang châu Âu và Bắc Mỹ. Nếu bạn từng có một món đồ chơi bằng thiếc sản xuất vào giai đoạn này, rất có thể đó là một sản phẩm của Nhật Bản. Tôi vẫn còn nhớ mình hồi nhỏ chơi đồ chơi bằng thiếc. Nhưng dần dần, những món đồ chơi bằng thiếc này đã bắt đầu bị thay thế bởi đồ chơi nhựa từ những năm 1970. Những món đồ chơi thiếc trong bảo tàng này được sưu tầm bởi ông Kitahara Teruhisa, người thật sự yêu quý những món đồ chơi này và không thể chịu đựng nổi việc chúng bị vứt bỏ chỉ vì đã lỗi thời. Ông ấy cũng được biết đến như là một nhà sưu tập những món đồ chơi cổ và thường xuất hiện trên các chương trình truyền hình về đồ cổ.
Một chú chó chăn cừu Anh lông trắng với tên gọi Robby sẽ chào đón bạn khi bạn đến tham bảo tàng. Chú chó này rất hiền lành và lúc nào cũng nằm trên sàn nhà hay thỉnh thoảng sẽ chơi đùa ở sân sau.
Ở khu vực cửa hàng, có những món đồ chơi bằng thiếc và các sản phẩm khác gợi cho chúng ta nhớ đến thời hoàng kim của Thời đại Showa (1926 - 1989). Giờ đây, chỉ còn duy nhất một người thợ chế tác đồ chơi bằng thiếc ở Nhật Bản. Đồ chơi thiếc thật sự là một "giống loài nguy cấp" rồi.
Tôi không chắc là nhân viên ở đây có nói tiếng Anh được không. Họ rất thân thiện và tôi chắc chắn rằng họ sẽ cố gắng và giúp đỡ bạn hết lòng.