Những con hổ giấy được chế tác theo kiểu thủ công truyền thống (Tác giả bức ảnh: Judith Mikami)

Cửa hiệu Takehisa Shoten

Ngôi nhà của những con hổ giấy

Trước khi bạn bước cánh cổng chào đón du khách đến với nơi sinh ra Takehisa Yumeji tại Thị trấn Oku, Thành phố Setouchi, bạn sẽ nhận thấy một cảnh tượng thú vị ở bên trái của mình. Có lẽ, bạn sẽ thấy thắc mắc tại sao người ta lại đặt những con hổ bằng giấy trên đường phố. Tôi cũng thấy thật tò mò và phải ghé vào đó để xem thử.

Và bạn sẽ gặp chủ nhân của chúng, ông Takehisa. Đến đây thì có lẽ bạn sẽ tự hỏi, "ông ấy liệu có liên quan gì đến vị nghệ nhân nổi tiếng cùng tên không?" Câu trả lời là có. Hóa ra là họ có cùng tổ tiên dù dùng từ kanji khác nhau để làm họ. Có vẻ như nghệ thuật đã là một phần không thể tách rời của dòng họ Takehisa, vì cửa hiệu của ông Takehisa rất nổi tiếng với việc chế tác satsuki ningyo, hina ningyo và omiyage. Satsuki và hina ningyo lần lượt là những con búp bê dùng trong các lễ hội cho trẻ em và bé gái, trong khi omiyage hay quà lưu niệm gồm những con búp bê đại diện cho con giáp trong năm đó.

Ông Takehisa đã rất tốt bụng khi cho tôi vào tham quan khu chế tác trong cửa hàng của mình, ở đó, ông cho tôi biết là họ tạo ra 30-40 búp bê mỗi ngày và cả quá trình sẽ mất một tuần. Tôi đã nhìn thấy búp bê đủ mọi kích cỡ và ở nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau. Những con hổ chưa sơn xếp thành từng hàng từng hàng trong khu chế tác khiến tôi liên tưởng ngay đến những bức ảnh về những chiến binh đất nung ở Trung Quốc. Cũng như những chiến binh này, những con hổ này trông như thể sắp bừng tỉnh và hóa thành con vật thật vậy.

Những tác phẩm của Takehisa Shoten đã trở nên hấp dẫn đến nỗi chúng được xuất hiện trên con tem 80 yên của Nhật Bản. Ông Takehisa trưng bày bức ảnh con tem này một cách tự hào trên quầy hàng của mình. Tôi đã nhớ lại rằng, trong suốt những năm qua sống tại Nhật Bản, tôi đã trông thấy nhiều văn phòng nhà nước và các trường học công lập có trưng bày những con búp bê trang trí bằng giấy này. Tôi còn nhớ là có lần, tôi đã thấy một con daruma khổng lồ, chắc hẳn cũng được chế tác bởi ông Takehisa. Cuối cùng thì tôi đã có cơ hội ghé thăm nơi khởi nguồn của nghệ thuật chế tác búp bê giấy của Okayama, và khám phá được thêm một ví dụ nữa về sự gắn kết giữa con người với văn hóa, có khi không đến sáu chặng phân cách.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.