Cầu Horai bắc qua sông Oh-i chảy qua Shimada ở tỉnh Shizuoka được công nhận là cây cầu đi bộ bằng gỗ dài nhất thế giới trong sách kỷ lục Guinness vào ngày 30 tháng 12 năm 1997. Cây cầu gỗ này được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1879 và khi những cột trụ thường xuyên bị hư hại do mực nước dâng cao và dòng chảy nhanh do mưa thì cây cầu đã chuyển từ gỗ sang bê tông vào năm 1965. Cây cầu dài 897,4m và rộng 2,4m. Chỉ có người đi bộ và xe đạp được phép đi qua với phí 100 yên (từ 12 tuổi trở lên hoặc đi xe đạp) hoặc 10 yên (dưới 12 tuổi).
Cho đến những năm cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa vào giữa thế kỉ 9, lãnh chúa Nhật Bản địa phương miễn cưỡng cho xây dựng cầu do các dòng sông, đặc biệt là những dòng sông lớn, thường đóng vai trò phòng thủ chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài. Sông Oh-i, bắt nguồn từ núi Ainodake dốc đứng cao 3189m ở khu vực phía bắc dãy Southern Alps ở tỉnh Shizuoka, nổi tiếng với dòng chảy nhanh đặc biệt sau những trận mưa cho đến khi các đập nước được xây dựng sau đó. Vì không có cây cầu nào bắc qua sông nên các lữ khách thường phải đợi một vài ngày cho đến khi độ sâu của nước đủ an toàn để đi bộ qua. Có một bài thơ nổi tiếng với câu 'Mặc dù ngựa có thể băng qua Đường Hakone nhưng chúng gần như không thể băng qua sông Oh-i'. Những chiếc thuyền nhỏ có sẵn nhưng không chắc chắn, và mọi người thường đi qua sông bằng bè do 4 đến 6 phu khuôn vác lái. Có 350 phu khuân vác ở mỗi bờ sông.
Sau thời Minh Trị Phục Hưng vào năm 1868, tất cả các gia tộc bị bãi bỏ và thống đốc tỉnh Shizuoka đã cho phép xây dựng cầu. Các samurai mất kế sinh nhai và cư trú quanh sông. Họ bắt đầu trồng trà, và yêu cầu thị trưởng tỉnh Shizuoka xây một cây cầu qua sông Oh-i nhằm đảm bảo giao thông an toàn và vận chuyển hàng hóa. Cây cầu hoàn thành vào ngày 13 tháng 1 năm 1879 và đặt tên là Horai theo tên một phù thủy truyền thuyết được cho là có phép màu để khiến thế giới trở nên hạnh phúc. Có thể nhìn thấy núi Phú Sĩ xinh đẹp từ giữa cây cầu và đây là một trong những địa điểm tham quan nổi bật ở tỉnh Shizuoka.