Tiền Nhật Bản

Đồng yên, ATMs, việc đổi tiền và những phương thức

Một chuyến đi đến những địa điểm thú vị nhất luôn ẩn chứa những rắc rối không hay nếu bạn không thông thuộc lắm về tiền tệ của quốc gia đó. Hãy đọc hướng dẫn về tiền tệ Nhật dưới đây để chuẩn bị tâm thế tận hưởng những gì tốt đẹp mà đất nước này mang lại, cùng với thức ăn ngon, khu mua sắm tuyệt vời và những hoạt động giải trí đặc sắc.

Đồng Yên

Currency Converter

Đơn vị tiền tệ chính thức của Nhật Bản là yên (円), phát âm là "en" trong tiếng Nhật và biểu tượng là ¥ (mặc dù bạn có thể thấy biểu tượng kanji 円 này được dùng thường xuyên hơn). Điều thú vị: En cũng có nghĩa là "hình tròn" trong tiếng Nhật; vì thế ban đầu tỷ giá hối đoái định sẵn 360 yên tương đương với 1 đô la Mỹ.

Tỷ lệ thuế hiện nay (bao gồm thuế tiêu dùng) là 8% cả nước.

Đồng Yên hiện được sử dụng với 10 đơn vị. Sáu loại đồng xu được sử dụng là đồng 1, 5, 10, 50, 100 và 500 yên, bên cạnh có 4 loại tiền giấy là 1,000, 2,000, 5,000 và 10,000 yên (mặc dù đồng 2,000 yên rất hiếm). Đọc để biết thêm về từng đơn vị tiền tệ.

Cách thanh toán

Tiền mặt

Mặc dù việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ trở nên phổ biến hơn, Nhật Bản vẫn là một nước sử dụng tiền mặt là chính; đặc biệt ở các vùng nông thôn. Hơn nữa, vé xe bus, tàu, xe điện ngầm chỉ có thể mua bằng tiền mặt (trừ khi bạn sử dụng thẻ IC, cũng chỉ có thể nạp bằng tiền mặt).

  • Luôn là một ý hay khi bạn chuẩn bị một lượng tiền mặt (đồng xu 10 yên và 100 yên, cũng như những đồng 1,000 yên), vì nhiều máy bán hàng tự động và chỗ bán vé không nhận tiền mệnh giá lớn (đặc biệt là đồng 5,000 và 10,000 yên). Và mặc dù có chút bất tiện nhưng hãy mang theo vài đồng xu 1 yên, nhất là khi tỷ lệ thuế là 8%.
  • Giữ nhiều tiền trong ví có lẽ khiến bạn khó chịu lúc đầu, tuy nhiên Nhật Bản là nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới. Không có gì bằng cẩn thận khi mà khả năng bạn làm rơi hoặc để quên tiền còn nhiều hơn bị ăn trộm.

Thẻ tín dụng / ghi nợ

Mặc dù Nhật Bản là nước chủ yếu sử dụng tiền mặt, thẻ tín dụng và ghi nợ đang ngày càng được công nhận, đặc biệt khu vực thành phố. Dù cho bạn quyết định sử dụng thẻ tín dụng, tốt hơn vẫn nên mang nhiều tiền mặt hơn thông thường.

  • Hầu hết nhà hàng và địa điểm buôn bán nhỏ không nhận thanh toán thẻ.

Hầu hết các công ty phát hành thẻ tín dụng sẽ tính phí (thường từ 1-3%) cho các giao dịch qua thẻ ngoài nước.

Những loại thẻ được chấp nhận giao dịch là MasterCard, Visa và JCB. American Express và Diners's Club ít phổ biến hơn.

Thẻ IC

Thẻ IC như SuicaPASMO, đang trở lên phổ biến ở Nhật Bản (đặc biệt là khu vực đô thị).

  • Thẻ được sử dụng phần lớn trên tàu và xe bus, nhưng ta có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác, đặc biệt khu vực trong hoặc gần nhà ga.

Rút tiền Yên

ATM

Hai cách rút tiền yên tốt nhất là qua cây ATM tại chuỗi cửa hàng 7-Eleven và tại các địa điểm đặt ATM của Nhật.

  • Trạm ATM tại Nhật được đặt tại hơn 26,000 vị trí trên khắp cả nước (thể hiện qua logo "JP"); mỗi bưu điện sẽ có ít nhất một trạm, bên cạnh đó ta cũng có thể tìm thấy cây ATM trong các trung tâm mua sắm và siêu thị. Khung giờ giao dịch khác nhau theo từng khu vực; ở những bưu điện lớn trong các thành phố chính giờ giao dịch thường kéo dài hơn so với những bưu điện nhỏ ở vùng nông thôn. Có sẵn ngôn ngữ tiếng Anh cho bạn.
  • 7-Eleven (Ngân hàng Bảy) với hơn 20,000 trạm ATM khắp Nhật Bản, được đặt tại chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Phục vụ ở đây gần như là 24/7 và có sẵn năm ngôn ngữ (tiếng Nhật, Anh, Hàn, Trung giản thể và Bồ Đào Nha) sắp tới dự định thêm bảy ngôn ngữ khác (tiếng Trung phồn thể, Thái, Malaisia, Indonesia, Việt, Pháp và Đức) vào tháng 12 năm 2015.

Đa số các cây ATM khác đều ko chấp nhận giao dịch thẻ nước ngoài; chỉ duy nhất có ngân hàng Nhật là Citibank chấp nhận giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, số lượng ATM rất hạn chế. Hơn nữa, hầu hết các giao dịch sẽ mất thêm phí nếu thực hiện ngoài khung giờ hoạt động (thường từ 9h sáng đến 5h chiều vào các ngày trong tuần):

Đổi tiền

Để biết hơn về tỷ giá trao đổi tiền tệ, hãy sử dụng Chuyển đổi Tiền tệ ở đầu trang hoặc truy cập XE Currency Converter.

Tất cả những nơi có dòng chữ "Cho phép Trao đổi Ngoại tệ" đều cho phép đổi tiền; những nơi này bao gồm ngân hàng và máy đổi tiền (như Travelex), đặt tại sân bay hoặc các thành phố chính.

  • Ngân hàng thường mở cửa từ 9h sáng đến 3h chiều các ngày trong tuần.
  • Khách sạn và những cửa hàng lớn có thể có dịch vụ đổi tiền tuy với phụ phí nhiều hơn và tỷ giá thấp hơn.

Chi phiếu của Khách du lịch

  • Vì số lượng giới hạn của các trạm ATM hỗ trợ giao dịch thẻ nước ngoài, việc dùng chi phiếu cho khách du lịch tại Nhật hữu ích hơn bạn nghĩ.
  • Chi phiếu của khách du lịch thường đem lại nhiều lợi ích hơn việc đổi tiền và ATM và được các ngân hàng lớn, khách sạn, ryokan và các cửa hàng ở thành phố lớn chấp nhận nhưng ở những nơi khác rất ít nơi có.
  • Không thanh toán bằng chi phiếu nước ngoài; vì nhiều nơi ở Nhật sẽ bắt bạn chịu phụ phí cao hoặc không chấp nhận thanh toán.

Cách thức và điều cần chú ý

Để biết thông tin cơ bản về chi phí sống tại Nhật, tham khảo trang blog thông tin này.

Có lẽ điều quan trọng nhất khi bạn sử dụng tiền ở Nhật Bản đó là không để lại tiền tip. Việc bạn tip tiền trong một nhà hàng hay cho tài xế taxi sẽ khiến họ đuổi theo bạn để trả lại tiền vì nghĩ bạn quên chúng.

  • Nếu bạn muốn gửi tiền tip (ví dụ cho phục vụ ở một ryokan hay cho hướng dẫn viên) hãy bỏ tiền vào phong bì và đưa trực tiếp cho họ.

Đa số nhà hàng, cửa hàng và thậm chí taxi sẽ có một khay nhỏ để bạn để tiền vào thay vì thanh toán trực tiếp cho thu ngân.

Mặc dù còn phụ thuộc vào mệnh giá tiền nhưng tốt hơn hết bạn vẫn nên đổi tiền yên tại Nhật hơn là đổi trước bên nước bạn, vì khi đó tiền hoa hồng sẽ ít hơn và tỷ giá đổi cũng tốt hơn.

Bạn cũng không cần phải lo lắng nạn tiền giả tại Nhật vì gần như là không có.

Mệnh giá

Hãy đọc để tìm hiểu thêm về các loại tiền xu và tiền yên giấy

Tiền xu

1 yên (ichi-en)

  • Màu bạc cùng phần mép đồng xu mịn.
  • Loại nhỏ nhất và nhẹ nhất trong 6 đống xu, chất liệu 100% nhôm.
  • Khối lượng chính xác 1g, vì vậy đôi khi được sử dụng như công cụ đo cân nặng.
  • Loại đồng xu duy nhất của Nhật có thể nổi trên mặt nước (nếu đặt một cách cẩn thận).
  • Thiết kế hiện tại của đồng xu là hình một cái cây con ở mặt trước thể hiện vụ mùa sinh sôi.

5 yên (go-en)

  • Màu vàng cùng phần viền mịn và có lỗ ở giữa đồng xu.
  • Thiết kế hiện tại của đồng xu là hình thân cây lúa, cái liềm và biển ở mặt trước biểu tượng cho nền nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp của Nhật Bản.
  • Mặt sau là hình ảnh hai chồi lá non biểu tượng cho lâm nghiệp và nền dân chủ của Nhật Bản.
  • Đồng xu duy nhất không thể hiện giá trị tiền tệ về mặt số lượng.

10 yên (jyuu-en)

  • Màu đồng (95% là đồng) và có phần viền trơn mượt.
  • Mặt trước là hình ảnh Tòa Phượng Hoàng (Ho-o-do).
  • Mặt sau có hình ảnh nhánh cây.
  • Đồng xu 10 yên có phần viền gợn sóng (được gọi là giza-jyuu) rất hiếm và thường là món đồ sưu tầm vì chúng chỉ được đúc trong 7 năm (1951-58).

50 yên (gojyuu-en)

  • Màu bạc với phần viền gợn sóng và lỗ ở giữa.
  • Mặt trước đống xu có hình 3 bông hoa cúc.

100 yên (hyaku-en)

  • Màu bạc với phần viền gợn sóng.
  • Thiết kế mặt trước hiện tại là hình hoa anh đào.
  • Một lượng giới hạn đồng xu 100 yên được phát hành nhằm kỉ niệm một vài sự kiện.
  • Thiết kế mới của đồng xu 100 yên nhân dịp kỉ niệm lần thứ 50 tàu cao tốc Shinkansen sẽ được lưu hành với số lượng có hạn vào năm 2015 và 2016.

500 yên (gohyaku-en)

  • Màu vàng nhạt, phần viền gợn sóng.
  • Đồng xu to và nặng nhất trong 7 loại xu Nhật, khối lượng 7g.
  • Mặt trước có hình cây kiri.
  • Mặt sau là hình cây tre và lá cây tachibana.
  • Khi bạn nghiêng đồng xu bạn có thể thấy chữ “500円” tạo hình 3D bên trong mỗi số 0 ở mặt sau.
  • Một số lượng có hạn đồng xu 500 yên (đúc năm 2000) với thiết kế hơi khác vẫn còn lưu hành ngày nay.
  • Một số lượng giới hạn đồng xu 500 yên khác cũng được thiết kế để kỉ niệm một số sự kiện.

Tiền giấy

1,000 yên (sen-en)

  • Thiết kế có màu xanh dương.
  • Mặt trước tờ tiền là chân dung Hideyo Noguchi, nhà vi khuẩn học nổi tiếng cho nghiên cứu to lớn về bệnh giang mai và sốt vàng da.
  • Mặt sau tờ tiền là hình núi Phú Sĩ và Hồ Motosu, hai bên hoa anh đào nở.

2,000 yên (nisen-en)

  • Thiết kế có màu xanh lá.
  • Được lưu hành vào năm 2000 trong lễ kỉ niệm thứ một nghìn cũng như Hội nghị Thượng đỉnh G8 lần thứ 26 tổ chức tại Okinawa.
  • Mặt trước tờ tiền là Shurei-mon, một trong những cổng chính của thành cổ Okinawan Shuri-jyo.
  • Mặt sau là một cảnh trong Truyện kể Genji và chân dung của tác giả Murasaki Shikibu.
  • Vì số lượng giới hạn, đồng 2,000 yên ở Nhật được coi như tờ bạc hiếm có.

5,000 yên (gosen-en)

  • Thiết kế có màu tím.
  • Mặt trước là Ichiyo Higuchi, nữ tác giả xuất chúng đầu tiên người Nhật Bản.
  • Mặt sau là "Kakitsubata-zu", bức họa hoa diên vĩ của Ogata Korin.

10,000 yên (ichiman-en)

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Quay lại nội dung

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.