Rượu sake được phân loại theo mức độ hạt gạo được chà xát - tỉ lệ chùi bóng gạo.
Rượu sake với tỉ lệ chùi bóng thấp (hạt gạo được chà xát kĩ hơn) được cho là cao cấp hơn và thường đắt hơn. Không hẳn là vì rượu sake loại này thơm ngon hơn mà còn bởi cần nhiều gạo hơn để sản xuất ra một lượng rượu sake như nhau khi gạo được chà xát kĩ hơn.
Khoảng 70% thị trường rượu sake được xếp vào loại Futsushu, hay rượu sake phổ thông. Futsushu thực ra không có yêu cầu đánh bóng tối thiểu và do đó rất phổ biến vì giá cả hợp lý và dễ uống.
Chiếm 30% còn lại trong thị trường là rượu sake cao cấp Tokutei Meisoshu; loại rượu này được chính phủ kiểm soát khá chặt chẽ. Rượu sake cao cấp được chia thành 6 loại nhỏ hơn dựa vào tỉ lệ đánh bóng và dựa vào việc có cho thêm cồn ủ rượu vào hay không.
Rượu sake cao cấp không thêm cồn ủ rượu được gọi là Junmai sake. Loại rượu này thường có độ axit và vị unami cao hơn loại Ginjo sake được thêm cồn ủ rượu.
Ban đầu, các thuật ngữ tiếng Nhật có thể khiến bạn bối rối. Nếu tò mò và muốn tìm hiểu sâu hơn về cách phân loại chính xác, bạn có thể đọc bài hướng dẫn chi tiết ở đây.
Dưới đây là bản tóm tắt những khái niệm chính mà bạn cần nhớ.
Từ chuyên ngành
- Tỉ lệ chùi bóng gạo: hay còn được gọi là tỉ lệ xay xát. Rượu sake được làm từ gạo đã được tách vỏ trấu và những lớp bên ngoài. Tỉ lệ đánh bóng càng thấp thì rượu sake càng cao cấp.
- Cồn ủ rượu: là cồn chưng cất nguyên chất, được thêm vào để điều chỉnh hương vị của rượu chứ không phải để tăng nồng độ.
- Futsushu: rượu sake phổ thông thường có giá cả hợp lý, chiếm 70% thị trường rượu sake.
- Tokutei Meisoshu: rượu sake cao cấp được chính phủ kiểm soát chặt chẽ về thành phần và tỉ lệ đánh bóng. Loại rượu này chiếm 30% thị trường rượu sake Nhật Bản.
- Junmai sake: rượu sake cao cấp không cho thêm cồn ủ rượu.
- Ginjo sake: rượu sake cao cấp cho thêm cồn ủ rượu.