Trên những cánh đồng lúa, bờ sông và đồng ruộng bên ngoài khu đô thị đông đúc ở Nhật Bản, bạn có thể bắt gặp hình ảnh một số loài chim lội nước như diệc bạch và diệc. Chúng có phong phú đủ chủng loại, nhưng trên bầu trời của những cánh đồng lúa kia tại Nhật Bản đã từng có nhiều loài chim lớn khác. Có một loài trong số đó mang tên hạc trắng á đông, hay còn được gọi là kounotori trong tiếng Nhật, đã từng tuyệt chủng ở Nhật Bản hơn 40 năm trước. Trong vài năm qua, các dự án nhằm khôi phục lại môi trường sống tự nhiên cho loài hạc này đã thành công, kết quả là có rất nhiều loài hạc được sinh một cách tự nhiên tại nơi hoang dã. Rất khó để có thể quan sát được loài hạc này trong tự nhiên, nhưng ngay bên ngoài Tokyo có một nơi như thế có tên gọi là Kounotori no Sato. Khu bảo tồn loài hạc trắng á đông ở thành phố Noda cho phép du khách có thể nhìn thấy kho báu quốc gia này một cách sống động và gần đến thế.
Vào những năm 1950, quần thể hạc trắng á đông trở nên suy yếu do nông dân sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu. Vào năm 1971, con hạc trắng á đông cuối cùng cũng đã mất. Vào năm 2005, thành phố Toyooka thuộc tỉnh Hyogo là nơi đầu tiên tái sinh loài hạc trắng á đông. Thành phố Toyooka đã mang những con hạc bị nhốt trong lồng từ Nga về và dần dần thả chúng ra. Số lượng cá thể hạc vì vậy đã tăng dần lên, và loài hạc này hiện nay có mặt trên khắp đất nước Nhật Bản.
Sau thành công của việc tái sinh loài hạc ở Toyooka, chính quyền thành phố Tokyo đã bắt đầu một dự án ở thành phố Noda. Vào tháng 12/2012, vườn thú Tama đã mang đến hai con hạc, con đực có tên là Ko-kun và con cái có tên là Kou-chan. Đàn hạc con của chúng nay đã trở về Kounotori no Sato. Vào tháng 7 năm nay, Yamato, con hạc đực một tuổi được thả ra vào khoảng hơn một năm trước đó đã trở về. Nó đã tiếp xúc với các em của mình, trong đó có một con hạc cái là Kirara và một con hạc đực tên là Daichi, và cả hai đều chưa tròn một tuổi. Những con hạc này cũng đều được thả tự do ra bên ngoài. Yamato đã bị kẹt lại tại một khu lân cận ở thành phố Noda khoảng 6 tháng trước khi nó đi khám phá ở những khu xa hơn. Nó đã được phát hiện tại các quận Gunma và Saitama. Và một con đực khác tên là Hikaru khoảng 2 tuổi được thả tự do vào năm 2016, và đã trở lại vào tháng 3 năm nay. Tính từ năm 2015 thì có tổng cộng 9 cá thể được thả tự do từ Kounotori no Sato.
Tòa nhà trưng bày tại Kounotori no Sato là một không gian hiện đại và tràn đầy ánh sáng rực rỡ, với một cửa sổ lớn nhìn ra phía ao, cánh đồng cỏ và khu rừng phía xa. Vào ngày tôi đến thăm, Ko-kun, con hạc đầu đàn, đang ở trong khu vực quan sát. Trong cái nóng buổi ban trưa, Ko-kun đã đến gần cửa sổ hơn, nơi nó có thể trú dưới bóng của mái hiên. Phía bên này cửa sổ nơi tôi đang đứng có hai nhân viên và một sinh viên đã tốt nghiệp từ đại học Tsukuba. Hai người nhân viên này đã trình bày lại những thay đổi lớn về môi trường xung quanh cũng như việc đánh mất môi trường sống tự nhiên trong hơn năm thập kỷ qua. Còn những sinh viên đã tốt nghiệp khoa sinh học chuyên nghiên cứu những di sản về sinh vật sống trên thế giới, đã mô tả các loại thực phẩm và hành vi của loài hạc này.
Điều đáng ngạc nhiên nhất đối với tôi là tôi có thể quan sát loài hạc ấy ở cự ly gần như thế. Xung quanh có một cái ao liền với tầm nhìn rộng của khu cửa kính trong trung tâm trưng bày. Đi qua ao là một đồng cỏ và một cái bát lớn để hạc lấy cá. Ko-chan rất vui khi thưởng thức cá từ bát thức ăn này. Ngay ngoài tầm quan sát của cửa sổ, có những nơi nhỏ hơn cho Kou-chan, con cái đầu đàn, và đàn con của nó. Tôi hỏi về sự tách biệt này và được cho biết rằng loài hạc trắng á đông thường sống đơn độc, vì vậy nếu bạn đặt chúng gần nhau, chúng có thể trở nên hung hăng. Nhưng những gì tôi thấy được lại là một con hạc lành tính, thanh lịch, được nuôi dưỡng tốt và đang quan sát chúng tôi trong khi chúng tôi vẫn còn đang ngưỡng mộ tư thế nghiêm nghị và từng cử động như được đo ni đóng giày của nó. Xung quanh khu quan sát có trưng bày những món vật thủ công, áp phích và mô hình giấy gấp origami chứng thực cho tình cảm tuyệt vời của người dân Nhật Bản đối với loài hạc quý này. Có lẽ, giống như những bạn sinh viên và tôi, bạn có thể thấy mình đang cố gắng tạo tư thế thẳng lưng như loài hạc và suy ngẫm về sự hồi sinh của một giống loài đang có nguy cơ tuyệt chủng này.