Bảo tàng bé nhất thế giới Ukiyo-e

Nghệ nhân thủ công và tác phẩm trên những con phố nhỏ tại Kyoto

Vào chuyến công tác thứ 2 trong tuần này của tôi, chợt loé lên trong tôi rằng tôi đã dành nhiều thời gian ở ngoài hơn là ở nhà, một điều gì đó khiến tôi nghĩ rằng ý nghĩa thật sự của gia đình. Tôi đang ăn trưa với một người từ Cairns khi cô ấy nói rằng Nhật Bản là nơi cô ấy hay lui tới, là nơi của sự thiêng liêng khi mọi thứ trên đời đều điên rồ. Với tôi, những con phố nhỏ ở Kyoto là sự tận hưởng của tôi, có thể nói về cuộc đời với những chủ cửa hàng gia đình, rất nhiều được xây trong những ngôi nhà ở thành phố bằng gỗ cũ kĩ machiya. Chính những chuyến lang thang này đã dẫn tôi tới bảo tàng bé nhất thế giới ukiyo-e, phòng trưng bày nghệ thuật và phân xưởng, và tất nhiên Hokusai, người đã tự mình biến cách in bằng khối gỗ của nước Nhật được chứng kiến khắp thế giới.

Katsushika Hokusai sinh vào năm 1760 trong một gia đình của nghệ sĩ ở Edo (Tokyo thời nay) và bắt đầu vẽ tranh từ khi 6 tuổi. Công việc đầu tiên của ông là làm ở trong một thư viện cho mượn, vận chuyển sách tới mọi người và gặp những người yêu sách. Không giống những nước khác vào thời điểm hiện tại, hơn 80% những cư dân ở đây đều có học thức, với một số lượng lớn người thường thích đọc sách. Những bức tranh chân dung của ông về những người này ở vị trí trung tâm của Hokusai, không giống như những bức chân dung cách điệu khác. Một trong những bức chân dung miêu tả khoảnh khắc của sự thật, nơi mà một số samurai lang thang đang phản kháng chủ nhân, bạn có thể thấy trong góc phòng, một người ngoài cuộc chỉ mặc bán thân trườn bò để che giấu cơ thể, chẳng ai chú ý bởi khoảnh khắc quan trọng này.

Hokusai cũng từng là người học việc của nghề in khắc gỗ, người của sự huấn luyện đầy kỉ luật có thể thấy trong những sự xuất sắc về kĩ thuật trên tác phẩm. Mỗi màu sắc trên khối gỗ in đều phải được in riêng rẽ, với khối gỗ cần được đặt chính xác để chắc chắn những màu sắc được kết hợp mà không phá hỏng hình ảnh mà ông cần phác hoạ. Hokusai yêu thích phong cảnh và in những bức như "Những dòng thác lâu đời ở tỉnh Mino" (1832) cho thấy sự chính xác của việc sắp đặt những chiếc cây xanh ngược lại với những viền xanh sỏi đá của ngọn núi cũng như vẻ uy nghiêm của nó so với những hành khách bé nhỏ ở phía dưới. Theo nhiều cách, Hokusai là nhà báo du hành chính gốc và một nghệ sĩ phiêu lưu, người đàn ông không nhà, đã thay đổi tên mình 30 lần bởi ông tái tạo lại tác phẩm sau mỗi chương của cuộc đời.

Vào thời Edo kỹ thuật in gỗ rất phổ biến, và bạn có thể mua với giá của một tô mỳ. Một vài sản phẩm in quảng bá nhà hát Kabuki thời đó, cũng như những tờ rơi phim ảnh. Vì thế thật đáng buồn ngày nay không còn nhiều nghệ nhân điêu khác gỗ và in gỗ. Một ý nghĩ châm biếm cho rằng vào thế kỷ 21, hình ảnh của Cơn sóng thần Kanagawa ở Hokusai được trưng bày mọi nơi từ những cửa hiệu nghệ thuật ở Melbourne đến ga tàu điện ngầm ở Paris, nhưng những sản phẩm in khắc trên gỗ thật sự làm bằng tay thì hiếm thấy như răng của con gà mái.

May mắn thay, các nghệ nhân như Ichimura Mamoru, người sở hữu bảo tàng Ukiyo-e này đã cố gắng phục hồi nghệ thuật và kĩ thuật in trên gỗ. Như Hokusai, ông bắt đầu nghề thủ công từ khi còn trẻ từ người ông của ông ấy ở xưởng. Trong khi ông ca thán rằng ông đã giờ quá già để dạy những người học việc, bạn có thể thấy ông làm việc ở khu xưởng khiêm tốn nơi khu phố. Sinh sống theo phong cách của một nghệ nhân, ông xa cách mình với những thứ đời thường của thế giới phức tạp này, với khu bảo tàng chỉ mở cửa khi ông thức dậy và đóng cửa khi ông mệt mỏi. Vậy nếu bạn ở đây khi ông còn ở đây, hãy ghé thăm và nói chuyện với ông. Sau này, bạn có thể tới Ezoshi Gallery bằng một khoảng đi xe đạp hoặc xe buýt ngắn từ Gion.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.