Bảo tàng Kiếm Bizen Osafune

Tận mắt quan sát kỹ thuật làm kiếm và rèn kim loại thủ công

Tôi đã học tiếng Hy Lạp cổ lúc còn học cao đẳng và mặc dù nó rất hấp dẫn, nhưng thật sự rất khó để dùng những cụm từ như là "con lừa kéo xe của tôi" trong giao tiếp hằng ngày. Rèn kiếm là một truyền thống có từ xa xưa của Nhật Bản, cũng như tiếng Hy Lạp cổ, vì thế tôi rất tò mò muốn biết liệu nó còn thiết thực trong xã hội ngày nay không. Tôi đã đi đến một làng rèn kiếm để tìm hiểu.

Nằm ở Osafune gần ranh giới với Thành phố Bizen, bạn sẽ khó mà không chú ý tới những tấm biển màu trắng và xanh dương giăng khắp nơi, với hình ảnh một nhân vật trông khá trừu tượng, đang làm một điều gì đó liên quan đến rèn kiếm. Sau khi chào hỏi với một hướng dẫn viên rất hiểu biết, tôi liền hiểu ngay tại sao nơi đây được gọi là một ngôi làng mà không phải bảo tàng.

Thật sự thì nơi này có những nghệ nhân bậc thầy thể hiện nghệ thuật rèn kiếm ngay tại chỗ, thực hiện tất cả các bước trong quá trình rèn nên một thanh kiếm. Có người rèn lưỡi, có người làm vỏ kiếm, có người làm chuôi và có người làm miếng kim loại giữ cho lưỡi gươm không tuột quá sâu vào vỏ kiếm. Có người đánh bóng lưỡi kiếm, có người sơn vỏ kiếm và có người đảm nhiệm việc khắc lên lưỡi kiếm. Nếu bạn là một người mê các bộ phim samurai, bạn sẽ rất thích nơi này đấy!

Điều đầu tiên mà bạn cần phải biết về những thanh kiếm Nhật là chúng có thể được tháo rời như thể những cây súng trường tấn công hiện đại vậy. Tuy nhiên, chúng có ưu thế hơn so với những khẩu súng trường là bạn có thể để lại dấu ấn cá nhân của mình lên những thanh kiếm. Tôi được người ta giải thích cho biết là các samurai thỉnh thoảng sẽ thay đổi chuôi và vỏ kiếm. Có các phụ kiện dành riêng cho chiến trận hay một buổi tối đi dạo trên phố. Trong trường hợp sau, thanh kiếm sẽ được trang trí đẹp hết mức có thể.

Da cá đuối được dùng để bọc chuôi kiếm để tạo độ bám đến mức tối đa và không chỉ đơn giản là để làm đẹp. Tomboo (chuồn chuồn) là một mô típ trang trí thanh kiếm thường thấy vì khi chúng chết đi, thân thể của chúng vẫn được nguyên vẹn. Đối với các samurai, đây là một biểu tượng mạnh mẽ, nhằm thể hiện sự trường tồn của gia tộc và cơ đồ mà họ xây dựng.

Khi tôi về đến nhà sau chuyến thăm nơi đây, tôi nhận thấy hàng chục con chuồn chuồn đang bay lượn quanh bãi đỗ xe và cảm nhận được hy vọng mà những người samurai ngày xưa từng cảm thấy khi nhìn ngắm thanh kiếm của mình. Tôi cũng hiểu được rằng mặc dù ngày nay, ta không còn cần phải dùng đến thanh kiếm samurai nữa, nhưng tinh thần của nó thì vẫn mang lại nhiều điều có giá trị cho ta. Nó vẫn còn nguyên vẹn ở ngôi làng rèn kiếm này.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.