Hình dạng của Kiếm

Một thanh kiếm với hình dạng khác thì cũng chỉ sắc được đến thế thôi

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng những thanh kiếm Nhật có nguồn gốc từ đâu không? Tôi luôn tự hỏi như thế, nên đã quyết định nghiên cứu chút ít về chủ đề này. Trước tiên, tôi đã trò chuyện với người phụ trách Bảo tàng Kiếm Bizen Osafune ở Okayama và ông ấy cho tôi biết là hình dạng của thanh kiếm hay độ cong của nó gắn liền với sự thay đổi trong lối chiến đấu, chuyển từ ưu tiên cho kỵ binh sang bộ binh hạng nhẹ. Tên gọi nổi tiếng katana thật ra chỉ đơn giản là tên của một hình dạng đặc biệt của thanh kiếm mà thôi. Nhưng tất cả những điều này bắt nguồn từ đâu?

Có vẻ như, cũng giống với rất nhiều thứ đã có thể tìm đường đến Nhật Bản, Trung Quốc là điểm khởi nguồn của thanh kiếm Nhật. Kỹ thuật rèn kiếm đã được du nhập vào nước Nhật qua Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Người phụ trách bảo tàng đồng ý cho tôi mượn một vài quyển sách khá dày và nặng và tôi bắt đầu phần "nghiên cứu học thuật" về các thanh kiếm. Bạn có từng xem những bộ phim mà nhân vật chính tháo rời một khẩu súng trường hay súng ngắn không? Một thanh kiếm Nhật cũng có thể tách rời ra tương tự như vậy. Có vẻ như số bộ phận của thanh kiếm cũng nhiều không kém số xương trong cơ thể người vậy nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào bảy bộ phận quan trọng được sản xuất bởi các nghệ nhân ở bảo tàng kiếm.

Hãy bắt đầu với chính lưỡi kiếm. Những lưỡi kiếm ban đầu có dạng thẳng và gọi là Jokoto. Từ thời Heian, lưỡi kiếm Nhật dạng cong bắt đầu được sử dụng. Từ giữa thời Kamakura, thanh kiếm dần trở nên tinh xảo hơn và bắt đầu xuất hiện hamon hay thiết kế gợn sóng trên lưỡi kiếm. Cuối thời Kamakura, lưỡi kiếm trở nên dài hơn và có nhiều họa tiết gợn sóng trên kiếm hơn. Những lưỡi kiếm chế tác vào thời Nanbokucho dài hơn 90 cm.

Kế đó, lưỡi kiếm đầu thời Muromachi trở lại với kiểu ngắn hơn nhưng hẹp hơn những thanh kiếm của các thời đại trước. Cuối thời Muromachi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của những thanh kiếm ngắn với kích cỡ đầy đủ được sử dụng bởi bộ binh, nổi tiếng vì được rèn ở Bizen. Những thanh kiếm Aizuchi-Momoyama đánh dấu việc sử dụng thép ngoại quốc trong quá trình sản xuất kiếm. Giữa thời Edo là thời điểm thanh kiếm không quá cong. Lưỡi kiếm cong trở lại vào thời Genroku Edo yên bình. Giai đoạn Bakamatsu của thời Edo vào đầu những năm 1800 đánh dấu sự hồi sinh của truyền thống rèn kiếm còn tiếp diễn đến tận ngày nay.

Đương nhiên, ngày nay ở Nhật, mang một thanh kiếm thật ở chốn công cộng là trái pháp luật. Thực tế thì, ngay cả việc sở hữu một thanh kiếm lưỡi sắc cũng buộc bạn phải xin giấy phép. Đây chỉ là một bài giới thiệu vắn tắt về hình dạng của thanh kiếm mà thôi.

0
0
Bài viết này có ích không?
Help us improve the site
Give Feedback

Bình luận

Thank you for your support!

Your feedback has been sent.